Nhiều đại học Mỹ đến Việt Nam tuyển sinh viên mới
Tại Đại học North Texas hiện có 150 sinh viên Việt Nam theo học. Đại diện trường cho biết, trong năm học 2025 - 2026, trường sẽ tuyển sinh nhiều hơn con số này. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên Việt Nam, các trường đại học đã đơn giản hóa quy trình tuyển sinh và tăng cường hỗ trợ tài chính thông qua tăng nguồn học bổng cho sinh viên Việt Nam.
Ông Joe King, Trợ lý Giám đốc phụ trách tuyển dụng quốc tế - Đại học North Texas thông tin: "Hiện tại chúng tôi có 150 sinh viên Việt Nam. Chúng tôi mong muốn sẽ tuyển lên thành 200 sinh viên Việt Nam. Thật tuyệt vời nhưng chúng tôi cũng phải xem việc tuyển sinh sẽ diễn ra ra sao".
Bà Marci Fradkin, Giám đốc Quan hệ đối tác toàn cầu Đại học Virginia Commonwealth cho hay: "Hiện nay chi phí học đã giảm hơn. Vì vậy, khoảng 90% sinh viên quốc tế của chúng tôi nhận được học bổng. Tại Đại học Virginia Commonwealth, học bổng thấp nhất dành cho sinh viên là 10.000 USD/năm".
Hiện nay, phần lớn nhân lực của Việt Nam đến Mỹ đào tạo theo các ngành như Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học ở nhiều cấp học khác nhau. Để tạo thuận lợi cho sinh viên Việt Nam, nhiều trường chỉ yêu cầu GPA từ 2.5 trở lên và không cần chứng chỉ tiếng Anh; sinh viên có IELTS từ 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn các khóa học tiếng Anh bổ sung.
Bà Đặng Ngọc Lan, chuyên gia tư vấn du học cho biết: "Mỹ vẫn là một nơi có nền giáo dục tốt và phụ huynh ở Việt Nam cũng luôn ưu tiên tìm hiểu. Hiện Mỹ đã có hơn 4.000 trường đại học, do vậy nhiều phụ huynh ở Việt Nam vẫn mong muốn lựa chọn đến điểm đến du học cho em ở Mỹ".
Mục tiêu năm 2025, Việt Nam sẽ hình thành ba trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, đồng thời có 70 trường cao đẳng chất lượng cao, trong đó 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN 4 và 3 trường tiếp cận các nước phát triển trong G20. Do đó, việc các trường đại học quốc tế tăng cường tuyển sinh là tín hiệu tích cực cho các sinh viên Việt Nam hiện nay.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0