Nhiều trường đại học dự kiến tăng học phí năm 2025
Theo đề án tuyển sinh năm 2025, tại Trường Đại học Hà Nội, mức học phí cho năm học mới dao động từ 780.000 đến 1,7 triệu đồng mỗi tín chỉ, tăng khoảng 7,5–8,3% so với năm trước. Mức cao nhất áp dụng cho ngành Công nghệ thông tin giảng dạy bằng tiếng Anh, trong khi nhiều ngành học khác vẫn duy trì mức phổ biến 780.000 đồng/tín chỉ. Sinh viên cần tích lũy khoảng 145–152 tín chỉ để đủ điều kiện tốt nghiệp.
Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến thu học phí từ 18–25 triệu đồng/năm cho chương trình chuẩn, cao hơn 2–3 triệu đồng so với năm học trước. Năm ngoái, mức phí dao động từ 16–22 triệu đồng/năm tùy ngành.
Trường Đại học Thương mại thu học phí chương trình chuẩn từ 24–27,9 triệu đồng/năm, còn chương trình đào tạo định hướng quốc tế (IPOP) có mức học phí 38,5 triệu đồng/năm. So với năm trước, mức tăng lần lượt là 1,9 triệu đồng và từ 3,5 đến 12,5 triệu đồng/năm tùy chương trình.
Tại Học viện Ngân hàng, học phí chương trình chuẩn sẽ tăng lên 26,5–28 triệu đồng/năm, còn các chương trình liên kết quốc tế dao động từ 40–50 triệu đồng/năm, tăng so với mức 25–26,5 triệu đồng và 37–60 triệu đồng năm ngoái.
Một số cơ sở phía Nam cũng điều chỉnh mức phí. Cụ thể như Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) quy định học phí thấp nhất 30 triệu đồng/năm cho chương trình tiêu chuẩn, tài năng và kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp.
Các chương trình liên kết quốc tế tại đây sẽ có mức học phí cao hơn: với Nhật Bản, giai đoạn đầu 2,5 năm thu 60 triệu đồng/năm, giai đoạn sau học tại trường đối tác khoảng 91 triệu đồng/năm. Đối với các đối tác ở Úc, Mỹ và New Zealand, học phí giai đoạn đầu khoảng 80 triệu đồng/năm, còn giai đoạn sau có thể lên tới 560–900 triệu đồng/năm. So với năm 2024, mức phí các chương trình liên kết tăng từ 28 đến hơn 100 triệu đồng/năm.

Đại học Công Thương TP.HCM thông báo học phí toàn khóa cho chương trình cử nhân dự kiến từ 110–116 triệu đồng, tăng so với mức 105–112 triệu đồng trước đó. Các ngành đào tạo kỹ sư cũng có mức tăng tương tự.
Trường Đại học Sài Gòn dự kiến học phí cho một số ngành sẽ cao gấp rưỡi so với trước. Các chương trình hệ 4 năm có tổng học phí từ 92–129 triệu đồng/khóa, trong khi hệ 4,5 năm lên tới 150–167 triệu đồng. Mức học phí mới áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2025 và còn chờ UBND TP.HCM phê duyệt theo đề án tự chủ.
Trường Đại học Mở TP.HCM cũng lên kế hoạch tăng học phí thêm từ 1,5–2 triệu đồng/năm tùy chương trình đào tạo.
Các trường cho biết việc điều chỉnh học phí được thực hiện theo đúng lộ trình quy định tại Nghị định 81 và 97 của Chính phủ. Đây là bước đi nhằm tăng cường nguồn lực cho đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy và cải tiến chương trình đào tạo trong bối cảnh mở rộng tự chủ đại học.
Theo TTXVN


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0