Nhiều trường đại học tiếp tục xét tuyển học bạ năm 2025
Năm nay, nhiều trường tiếp tục sử dụng phương thức xét tuyển kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ). Cụ thể, Trường Đại học Giao thông Vận tải sẽ xét tuyển bằng điểm ba năm THPT của ba môn theo tổ hợp. Trường quy định phương thức xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT, cho phép thí sinh được dùng điểm IELTS quy đổi để thay thế điểm tiếng Anh nếu xét tuyển bằng tổ hợp có tiếng Anh.
Trường Đại học Thương mại xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT của thí sinh học ba năm (lớp 10, 11, 12) tại trường THPT chuyên toàn quốc/trường THPT trọng điểm quốc gia, tốt nghiệp năm 2025 theo từng tổ hợp môn xét tuyển. Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại, cho hay: “Trọng tâm vẫn là xét theo kết quả thi THPT, xét kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế, chứng chỉ khảo thí với kết quả học tập, kết quả thi, xét theo kết quả đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, xét kết hợp kết quả thi THPT với giải học sinh giỏi cấp tỉnh/ thành phố".

Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến dành 20% chỉ tiêu để xét học bạ, tăng 5% so với năm 2024.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam có bốn phương thức xét tuyển, trong đó có xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc phổ thông. Với xét học bạ, điểm xét tuyển là tổng trung bình cả năm lớp 12 của ba môn theo tổ hợp, cũng được nhân hệ số và quy đổi như phương thức xét điểm thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, trường chỉ xét với những thí sinh đạt 21-24 điểm trở lên, sau khi đã quy về thang 30.
Bên cạnh đó, năm 2025, nhiều trường đại học như Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT. "Học bạ sẽ chỉ là tiêu chí phụ đối với phương thức thứ hai là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển những thí sinh có năng lực vượt trội, cụ thể là những thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia/quốc tế, thí sinh trường chuyên, những thí sinh có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ quốc tế, khi các thí sinh này có điểm số bằng nhau" - ông Trần Bá Trình, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết. Hai phương thức tuyển sinh còn lại của trường là sử dụng điểm thi THPT và sử dụng điểm thi đánh giá năng lực của kỳ thi SPT do nhà trường tổ chức.
Theo dự thảo quy chế tuyển sinh 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với phương thức xét tuyển bằng học bạ, các trường phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh, thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0