Nhịp sống bên đường ray

Quãng đường sắt từ Cửa Nam tới giữa phố Phùng Hưng dài khoảng 2km. Với những người dân ở đây, mọi sinh hoạt đến giao lưu, gặp gỡ đều diễn ra ở bên cạnh đường ray xe lửa. Trừ những buổi đầu giờ sáng hay cuối giờ chiều, nơi này luôn yên tĩnh và vắng vẻ.
Một ngày như bao ngày của những người dân sống bên cạnh đường tàu. Từ ngày có lệnh cấm, hoạt động bán hàng ở đây gần như dừng lại. Mọi người dần quen với cuộc sống mới.

Những người dân ở đây chủ yếu là công nhân ngành đường sắt, gắn bó suốt hơn 50 năm. Trừ những buổi đầu giờ sáng hay cuối giờ chiều thì nơi này luôn yên tĩnh và vắng vẻ.
Tàu đến, chở theo niềm vui và sự rộn rã. Khác với cảnh tấp nập khách nước ngoài ra vào trước đây, đoạn đường sắt này giờ trở nên vắng lặng, điu hiu.
Dù vắng, nhưng nơi này vẫn luôn có lực lượng bảo vệ để đảm bảo an toàn. Khi bọn trẻ tan học, xóm nhỏ trở nên rộn ràng hơn.
Sự yên tĩnh trở lại khi các gia đình sum họp đằng sau những cánh cửa. Đường ray vắng vẻ. Chỉ có tiếng tàu đến mới xóa tan sự tĩnh mịch của màn đêm và sự yên tĩnh. Cuộc sống của những người dân bên đường ray tàu hỏa mấy chục năm qua vẫn thế.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hồ Tây thức dậy với một vẻ đẹp rất riêng của mùa hạ. Mặt nước lăn tăn ánh bình minh. Giữa không gian thanh mát, người Hà Nội bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng.

Những người nông dân ở ngoại thành đang bắt kịp cuộc sống hiện đại bằng cách kết hợp làm nông nghiệp với du lịch.

Pickleball dù là môn thể thao mới nổi nhưng đang góp phần tạo nên một thành phố năng động và tràn đầy sức sống.

Những chuyến tàu điện tiếp diễn mỗi ngày như mang theo nhịp sống văn minh, hiện đại của một thành phố đang chuyển mình.

Khu vườn sinh thái trên cao không chỉ giúp gia đình có nguồn thực phẩm sạch mà còn đem đến bầu không khí trong lành, mát mẻ.

Thợ sửa điều hoà là những người công nhân rong ruổi khắp phố phường với công việc chưa bao giờ "mát mẻ".