Nhức nhối nạn hàng giả trên sàn thương mại điện tử
Vừa qua, cơ quan chức năng đã đẩy mạnh các giải pháp siết chặt quản lý hàng hóa trên sàn thương mại điện tử, hộ kinh doanh thường xuyên livestream bán hàng online. Tại thời điểm kiểm tra, nhiều chủ cơ sở đã chốt hàng nghìn đơn hàng và 100% hàng hóa đều là hàng giả, hàng lậu.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, đơn vị thường xuyên nhận được phản ánh của các đơn vị sở hữu thương hiệu lớn về tình trạng hàng giả, hàng nhái thương hiệu của họ đang bày bán công khai trên các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee, Tiktok.
Trong khi, các sàn thương mại điện tử hiện không yêu cầu người bán công khai thông tin. Công ty chuyển phát không phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hóa. Đây được cho là những lỗ hổng trong công tác quản lý khiến các sàn thương mại điện tử, dịch vụ chuyển phát "tiếp tay" tiêu thụ hàng giả, hàng lậu.
Theo các chuyên gia, cần quy trách nhiệm cho sàn thương mại điện tử thì sẽ quản lý được tình trạng bán hàng nhái, hàng giả, hàng lậu tràn lan như hiện nay trên các nền tảng này.


Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.
Người dân nên rời khỏi xe, di chuyển ra phía sau lan can đường hoặc khu vực xa làn đường xe chạy khi xe gặp sự cố - đại diện Cục Cảnh sát Giao thông cho biết.
Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ vụ việc sản xuất, buôn bán yến chưng giả trị giá trên 900 triệu đồng cho công an điều tra.
Cựu Chủ tịch Công ty Sơn Lâm Phạm Văn Cách bị cáo buộc đút lót 71,1 tỷ đồng cho 18 cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để được tiêu thụ thuốc.
37 bị cáo là “quái xế” 16-18 tuổi được TAND quận An Dương (Hải Phòng) đưa ra xét xử lưu động về vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trong hai ngày 18-19/6.
Công an tỉnh đã khởi tố Giám đốc công ty sản xuất cà phê giả tại Quy Nhơn, với thủ đoạn sản xuất cà phê giả pha lẫn đậu nành.
0