Những mốc son trong quan hệ Việt - Nga

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ ngày 19 đến ngày 20/6/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, đánh dấu giai đoạn mới củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga ngày nay kế thừa quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Liên Xô trong quá khứ với nền tảng tình cảm tốt đẹp giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Những mốc son trong quan hệ Việt - Nga

Tháng 1/1950, Việt Nam và Liên Xô chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

Đến tháng 6/1994, Việt Nam và Liên bang Nga ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ 2 nước trong giai đoạn phát triển mới.

Tháng 3/2001, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Nga Putin theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, hai nước đã ký tuyên bố chung về QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC. Nga là nước đầu tiên mà Việt Nam ký tuyên bố xác lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Hơn một thập kỷ sau đó, vào tháng 7/2012, hai nước quyết định nâng tầm quan hệ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đến năm 2030 được hai nước tuyên bố vào tháng 11/2021 có ý nghĩa quan trọng, tạo ra xung lực mới cho các hợp tác thêm mạnh mẽ.

Chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam lần này theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chuyến thăm được khẳng định sẽ tiếp tục là một trong những dấu mốc quan trọng củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga có bề dày lịch sử hơn bảy thập kỷ được nhân dân hai nước dày công vun đắp. Tài sản chung vô giá đó được gìn giữ trong quá khứ, bồi đắp trong hiện tại và trở thành nền tảng dựng xây tương lai cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.

Đây là lần thứ 5 Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam. Bốn lần trước đó có ba lần trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức vào các năm 2001, 2006 và 2013. Lần còn lại là vào năm 2017, khi ông đến Đà Nẵng để dự APEC do Việt Nam làm chủ nhà.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.

Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.