Nợ trái phiếu đè nặng doanh nghiệp bất động sản

Thị trường trái phiếu bất động sản được đánh giá cơ bản đã “hạ cánh mềm”. Tuy nhiên, khoản nợ khổng lồ vẫn đang lơ lửng, gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp.

Từ cuối tháng 12/2024 đến nay, hàng loạt ông lớn địa ốc như Hoàng Anh Gia Lai, Novaland, Hưng Thịnh Land, Diên Vĩ, Trung Nam Group… đã thông báo thanh toán tiền nợ gốc, lãi cho các lô trái phiếu đã phát hành trước đó và nhiều lô đang trong tình trạng bị chậm trả. Tuy nhiên, việc mua lại trái phiếu cũng khiến doanh nghiệp suy giảm dòng tiền.

Năm 2025, áp lực với các doanh nghiệp bất động sản chưa xử lý xong nợ trái phiếu sẽ còn lớn hơn nữa khi những khoản trái phiếu đã giãn hoãn theo Nghị định 08 hết hạn.

Theo VIS Rating, năm 2025 có khoảng 110 nghìn tỷ đồng trái phiếu phát hành bởi các doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản nhà ở sẽ đáo hạn. Trong đó, 31 nghìn tỷ đồng đã chậm trả gốc, lãi trước đó. Những trái phiếu này đã chậm trả lãi hoặc chậm trả nợ gốc trước khi gia hạn đến năm 2025.

Có thể thấy, áp lực nợ trái phiếu vẫn dang khiến các doanh nghiệp bất động sản lao đao trong khi nguồn vốn các kênh tiếp cận khác đều khó khăn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính vừa có Thông tư về quản lý thuế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.

Khoảng trống về pháp lý liên quan đến các vấn đề về quản lý, sử dụng và sở hữu là những nguyên nhân của tình trạng tranh chấp, khiếu kiện tại các khu chung cư.

Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.

Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.

UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.