Nối lại tìm kiếm máy bay MH370 sau 10 năm mất tích

Ngày 3/3, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Malaysia tuyên bố sẽ nối lại chiến dịch tìm kiếm máy bay MH370 mất tích đầy bí ẩn cách đây 10 năm.

Ngày 8/3/2014, chuyến bay mang số hiệu MH370 khi đang trên hành trình di chuyển từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh đã bất ngờ biến mất khỏi hệ thống ra-đa. Ngay lập tức, các hoạt động tìm kiếm đã được triển khai rà soát đến tận đáy đại dương sâu nhất ở phía nam Ấn Độ Dương nhưng không tìm thấy dấu vết.

Người thân của các hành khách trên máy bay MH370 tại sự kiện tưởng niệm ở Malaysia hôm 3.3. Ảnh: Reuters

Trong số 3 triệu bộ phận của máy bay, chỉ có một số mảnh vỡ trôi dạt vào bờ biển phía đông châu Phi nhiều năm sau đó. Các nhà điều tra Malaysia ban đầu không loại trừ khả năng máy bay đã cố tình đi chệch hướng.

Theo Reuters, Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia - Anthony Loke cho biết đã mời công ty thám hiểm đáy biển Ocean Infinity của Mỹ để thảo luận về đề xuất tìm kiếm mới nhất của họ sau 2 nỗ lực thất bại trước đó. Ông Loke khẳng định sẽ nỗ lực để thuyết phục Nội các Malaysia ký hợp đồng với công ty Ocean Infinity nhằm nối lại hoạt động tìm kiếm.

Hoạt động tìm kiếm MH370 sẽ được tiếp tục với kỳ vọng phép màu sẽ xảy ra

"Chính phủ Malaysia cam kết tìm kiếm máy bay MH370 và việc tìm kiếm phải tiếp tục", bộ trưởng Loke tuyên bố hôm 3/3.

Malaysia đã hợp tác với Ocean Infinity vào năm 2018 để tìm kiếm ở phía nam Ấn Độ Dương, đề nghị trả tới 70 triệu USD nếu tìm thấy máy bay. Trước đó, Malaysia, Trung Quốc và Úc vào tháng 1.2017 đã kết thúc cuộc tìm kiếm kéo dài 2 năm không có kết quả, với chi phí khoảng 130,46 triệu USD.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đi du lịch bằng tàu hỏa có thể giúp du khách tiết kiệm tới 40% chi phí vé so với máy bay trong mùa du lịch hè năm nay.

Một chiếc máy bay đã gặp sự cố nghiêm trọng khi trượt khỏi đường băng tại Sân bay quốc tế Boston Logan (Mỹ) vào ngày 12/6.

Giới chuyên gia đã liệt kê một số giả thuyết dẫn đến việc chuyến bay AI171 của Hãng Air India rơi xuống đất chỉ sau chưa đầy một phút cất cánh từ sân bay Ahmedabad.

Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) đã cấp phép sản xuất hàng loạt cho thủy phi cơ AG600 tại Chu Hải, Quảng Đông vào ngày 11/6.

Cục Đường sắt Việt Nam yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó mưa, lũ, đảm bảo vận hành chạy tàu an toàn trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 1 (Wutip).

Đoàn tàu Hoa Phượng Đỏ đã có 263 chuyến tàu, vận chuyển hơn 142.000 hành khách với doanh thu vượt 14 tỷ đồng, trong tháng 5/2025.