Nông nghiệp nông thôn (ngày 13/04/2023)

Từ bao đời người dân vùng trũng đã quen với cảnh độc canh cây lúa, đời sống vì thế mà muôn phần khó khăn. Nhờ chủ trương dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được đẩy mạnh áp dụng mà những vùng chuyên canh lúa, hoa, cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản cho giá trị kinh tế cao đã lần lượt được hình thành. Những vùng đất trũng, đầy gian khó xưa kia, nay đã trở nên trù phú hơn. Đây cũng là thành quả của những chủ trương, chính sách, hỗ trợ, phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn mà Đảng và Nhà nước đã triển khai trong thời gian qua.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) từ lâu đã được biết đến là “vựa rau ăn lá” với sản phẩm tiêu biểu là củ cải đường. Trải qua nhiều năm canh tác, người dân nơi đây đã tích lũy được kinh nghiệm và kỹ thuật trồng rau bài bản.

Loại hình du lịch nông thôn không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa - con người, các sản phẩm nông nghiệp sinh thái, mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, vẫn còn nhiều rào cản khiến các mô hình du lịch nông thôn phát triển chưa thật tương xứng với tiềm năng.

Với 50 làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận, 81 làng có nghề, huyện Thường Tín là một trong những địa phương có số lượng làng nghề lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Không chỉ đem lại việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển nghề truyền thống còn giúp địa phương đảm bảo an sinh xã hội, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa được lưu truyền qua bao đời.

Trong những năm gần đây, nông nghiệp Hà Nội đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Đằng sau những thay đổi đó là sự đồng hành ngày càng rõ nét của cộng đồng doanh nghiệp – những 'bà đỡ' quan trọng trong hành trình xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nằm ở xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội, làng nghề sơn mài Hạ Thái đã có lịch sử hàng trăm năm, gắn liền với những sản phẩm tinh xảo mang đậm hồn cốt dân tộc. Trước thách thức của thời cuộc, người dân nơi đây đã không chỉ giữ nghề, mà còn tìm cách làm mới mình: từng bước cải tiến kỹ thuật, đổi mới mẫu mã, mở rộng thị trường, đưa sản phẩm ra thế giới.

Cùng với hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân Hương Sơn, huyện Mỹ Đức đã khẳng định được vai trò thúc đẩy các cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân, cung ứng vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới.