Nuôi dưỡng nghệ thuật truyền thống, phát triển công nghiệp văn hóa

Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều các chính sách bảo tồn và phát huy di sản phi vật thể, đặc biệt các di sản có giá trị tiêu biểu và có nguy cơ mai một. Tọa đàm 'Nghệ thuật biểu diễn truyền thống và việc phát triển công nghiệp văn hóa ở Hà Nội' vừa diễn ra một lần nữa khẳng định tiềm năng của nghệ thuật truyền thống trong định hướng phát triển công nghiệp văn hóa.

Cụ thể, tọa đàm "Nghệ thuật biểu diễn truyền thống và việc phát triển công nghiệp văn hóa ở Hà Nội" đã làm rõ sự đa dạng, tiềm năng của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống tại Hà Nội và những cơ hội, thách thức trong việc khai thác, ứng dụng nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, sáng tạo của Hà Nội. Nhất là trong các liên hoan, lễ hội, sự kiện, buổi biểu diễn, khóa đào tạo nghệ thuật, du lịch địa phương.

Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy - Giảng viên Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: "Việc phát triển các loại hình du lịch đêm đã gia tăng các khách tham quan vào buổi tối để các loại hình có cơ hội  được tỏa sáng."

Tại Hà Nội, thời gian qua, có nhiều trung tâm hoạt động nghệ thuật do giới trẻ tổ chức và vận hành mang lại nhiều kết quả khả quan như: Trung tâm Âm nhạc truyền thống Thăng Long, Trung tâm Xúc tiến Quảng bá Di sản văn hóa Phi vật thể... Các trung tâm này vừa đào tạo các lớp nghệ thuật biểu diễn truyền thống, vừa quảng bá nghệ thuật đến đông đảo công chúng trong nước và ngoài nước. Đó là những bước đi hiệu quả góp phần phát triển công nghiệp văn hoá Hà Nội.

Chị Nguyễn Thị Lệ Quyên – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Quảng bá di sản văn hóa phi vật thể cho biết: "Bước một chân vào công nghiệp văn hoá với chúng tôi là làm việc phải chuyên nghiệp, từ lời cam kết chất lượng dịch vụ đến phản hồi của khách hàng phải chân thực nhất. Đầu tiên là năng lực biểu diễn của người biểu diễn, đòi hỏi nghệ sĩ phải có trang bị rất nhiều, thậm chí, nắm được tâm tư thị hiếu của khán giả.

Nghệ nhân Nguyễn Bá Trảng - Đoàn trưởng Đoàn Ải Lao, quận Long Biên, Hà Nội chia sẻ. "Mong muốn các cơ quan đoàn thể của quận, sở giúp đỡ đoàn để duy trì sinh hoạt, nay mai thành CLB, đề nghị quận làm thủ tục công nhận, lúc đó chắc rằng có kinh phí để hoạt động."

Năm 2022, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú; nghệ nhân và câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, các nhóm gìn giữ di sản vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo tồn, phát triển, đặc biệt là truyền dạy cho thế hệ sau./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm tranh “Sĩ tử 2” tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám tái hiện hình ảnh sinh động và gần gũi của sĩ tử trong những ngày ôn thi căng thẳng.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang, trách nhiệm” được Đài Hà Nội tổ chức vào ngày 19/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

NSƯT Đăng Dương, ca sĩ Võ Hạ Trâm, Đức Tuấn...miệt mài tập luyện và bày tỏ niềm vinh dự khi được góp mặt biểu diễn trong chương trình Chính luận nghệ thuật "Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm".

Chương trình chính luận nghệ thuật “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm” sẽ khắc họa lịch sử 100 năm nền báo chí nước nhà gắn liền với từng giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm” sẽ diễn ra lúc 20h ngày 19/6/2025, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Triển lãm chuyên đề ngành gốm sứ - sơn son thếp vàng năm 2025 giới thiệu trên 320 mẫu sản phẩm sáng tạo và độc đáo từ các nghệ nhân, nhà thiết kế trẻ của Hà Nội.