Ông Trump ký sắc lệnh hành pháp cải tổ bầu cử
Theo thông tin từ Nhà Trắng, Ủy ban Hỗ trợ Bầu cử sẽ yêu cầu xuất trình giấy tờ chứng minh quyền công dân Mỹ do chính phủ cấp trên mẫu đơn đăng ký cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang. Các cơ quan như Bộ An ninh Nội địa, Cục Quản lý An sinh Xã hội và Bộ Ngoại giao phải cung cấp cho các tiểu bang quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu Liên bang để xác minh tư cách và quyền công dân của những cá nhân đăng ký bỏ phiếu.
Sắc lệnh cũng trao quyền cho các cơ quan liên bang cắt giảm tài trợ cho các tiểu bang bị coi là không tuân thủ và chỉ thị cho Bộ Tư pháp truy tố những gì Nhà Trắng mô tả là tội phạm bầu cử. Biện pháp này nhằm ngăn chặn các tiểu bang chấp nhận phiếu bầu qua thư sau ngày bầu cử, bất kể chúng được gửi qua thư vào thời điểm nào.

Thư ký Nhà Trắng Will Scharf mô tả là đây là hành động hành pháp có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất được thực hiện trong lịch sử quốc gia. Sắc lệnh này đại diện cho hành động mới nhất trong danh sách dài các biện pháp chống lại vấn đề nhập cư của Tổng thống Mỹ, cũng như các hệ thống bỏ phiếu hiện tại.
Theo The Guardian, nếu được thực thi, sắc lệnh mới của ông Trump sẽ đảo ngược quy trình đăng ký cử tri của Mỹ, có thể tước quyền bầu cử của hàng triệu công dân. Năm 2024, có khoảng 21 triệu người Mỹ trong độ tuổi bỏ phiếu, chiếm khoảng 9% dân số, không có giấy tờ tùy thân hợp lệ hiện hành để đủ điều kiện đi bầu cử theo sắc lệnh mới của Tổng thống Trump.
Danielle Lang, một luật sư về quyền bỏ phiếu tại Trung tâm Luật pháp Chiến dịch phi lợi nhuận, cho biết: "Câu trả lời ngắn gọn là sắc lệnh hành pháp này, giống như rất nhiều sắc lệnh khác mà chúng ta từng thấy trước đây, là vô luật pháp và khẳng định mọi loại quyền hành pháp mà ông ấy (Donald Trump) chắc chắn không có".
Đảng Cộng hòa từ lâu đã tìm cách thêm quyền công dân vào mẫu đơn liên bang và đã bị tòa án cản trở. Ví dụ, trong quyết định 7-2 năm 2013, Tòa án Tối cao Mỹ cho biết bang Arizona không thể yêu cầu bằng chứng về quyền công dân để bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang. Quyền đặt ra các yêu cầu trên mẫu đơn liên bang được giao cho Ủy ban Hỗ trợ Bầu cử lưỡng đảng.


Bộ trưởng Quốc phòng cùng Thủ tướng Israel đã chỉ thị cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tăng cường tấn công vào các mục tiêu chiến lược tại Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.
Triều Tiên nhấn mạnh quan hệ vững chắc với Nga, tái khẳng định tăng cường hợp tác song phương nhân kỷ niệm một năm ngày ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Moscow.
Israel không kích hàng loạt mục tiêu ở Thủ đô Tehran và gây ra nhiều vụ nổ lớn từ chiều đến tối muộn ngày 18/6, khiến xung đột Israel-Iran tiếp tục leo thang.
Bão Erick ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico đã thành cấp 1 và sẽ tiếp tục mạnh lên, có thể trở thành siêu bão trước khi đổ bộ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.
0