Panorama kể chuyện chiến thắng Điện Biên

Trong tiếng Hy Lạp, panorama là mô phỏng bao quát toàn cảnh trong một không gian bất kỳ. Rất nhiều hình ảnh đều sẽ được ghi lại trong một góc rộng, ít nhất là bằng hoặc lớn hơn tầm nhìn của đôi mắt con người. Đó là lý thuyết. Thực tế thì ngay tại đây, lần đầu tiên người Việt Nam và du khách quốc tế được chiêm ngưỡng một tác phẩm panorama hùng tráng trên chính mảnh đất Điện Biên vang danh với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Từng câu chuyện, từng bối cảnh, từng con người trong 56 ngày đêm cuối cùng của chiến dịch đã được ghi lại sống động trong bức tranh toàn cảnh lớn nhất thế giới này.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

'Trái đắng’ là những gì các em phải nếm, đôi khi chỉ vì một lần thiếu tỉnh táo, một lần chọn sai con đường. Nhưng cũng là trái đắng mà xã hội phải trả, khi đã không đủ bao dung, không đủ chở che, không đủ lắng nghe tiếng gọi cứu giúp từ những tâm hồn non trẻ.

Hà Nội, 11 giờ 50 phút, ngày 30/4/1975. Ngày hòa bình, ngày thống nhất, tiếng chuông điện thoại đổ dồn trong văn phòng Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam số 46, phố Tràng Thi. Phía đầu dây bên kia, trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo tin chiến thắng, cờ giải phóng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.

Những khoảnh khắc quyết định trong lịch sử cho thấy sức mạnh của một dân tộc sẵn sàng hy sinh tất cả để giành lại độc lập, thống nhất hoàn toàn. Đó cũng là nhà ga cuối cùng, hoàn thành hành trình chuyến tàu hòa bình của người Việt Nam ở thế kỷ 20. Chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 đã truyền cảm hứng đi khắp nơi trên địa cầu này.

Từ Hà Nội, làn sóng phát thanh đã đưa “Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh lan toả khắp mọi miền Tổ quốc. Cùng thanh niên cả nước, lớp lớp thanh niên Hà Nội đã lên đường nhập ngũ. Từ đất thiêng Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, phong trào “Ba sẵn sàng” như hồi kèn xung trận, giục giã bước chân tuổi trẻ tình nguyện cống hiến, chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc.

Vì nỗi khắc khoải của những mảnh đời biệt ly, vì chính sách trả thù tàn bạo mà chế độ Diệm Nhu đã thực thi đối với gia đình những người ra Bắc tập kết... không thể dồn nén trong im lặng được nữa, Hà Nội đã cất tiếng. Không điều gì có thể ngăn cản Thủ đô dậy lên khát vọng thống nhất và niềm tin cho cuộc đấu tranh chính nghĩa? Vì trong lòng Hà Nội có miền Nam ruột thịt.

Tròn nửa thế kỉ trước, lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu khoảnh khắc lịch sử, kết thúc hai thập kỷ chia cắt đất nước. Hà Nội - từ một công trình quân sự bí mật nằm dưới những bức tường đá cổ của Hoàng thành Thăng Long, đã tham gia vào cuộc chiến dù cách xa mặt trận hơn 1.500km. Đây là câu chuyện về Tổng hành dinh và những bức điện mật đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử.