Phân biệt sách giáo khoa thật - giả
Chuẩn bị vào năm học mới, chị Huyền đã chuẩn bị sách vở cho con đầy đủ trước cả tháng. Chị cho biết nghe trên các phương tiện truyền thông và biết được thực trạng in lậu sách hiện nay nên chị đặt mua tại nhà trường cho yên tâm.

Mối lo ngại của phụ huynh và học sinh không phải là vô cớ khi gần đây nhiều vụ kinh doanh sách giáo khoa giả đã bị phát hiện. Hai đối tượng cầm đầu trong đường dây sản xuất, buôn bán sách giả với quy mô đặc biệt vừa bị lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng bắt giữ.
Đầu năm 2022, cả 2 đã cùng nhau thống nhất tham gia sản xuất sách giả của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng một số nhà xuất bản khác để đưa ra thị trường tiêu thụ. Tổng số lượng hàng hóa bị thu giữ lên tới hơn 600.000 sản phẩm, bán thành phẩm là sách giả.

Sách giáo khoa giả thường sai sót về màu sắc, ký hiệu, nét chữ, kiến thức hoặc bị thiếu dữ liệu, sai lệch về nội dung - nhất là sai lệch về đường biên giới, biển đảo.
Bên cạnh đó, các loại sách giả, sách in lậu thường có chất lượng giấy in thấp, chữ bị mờ, không bảo đảm quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật, ảnh hưởng đến thị lực của học sinh.

Nhân dịp năm học mới 2024 - 2025, để người tiêu dùng có thêm kênh thông tin tham khảo chính thức, uy tín, Tổng cục QLTT đã mở cửa phòng trưng bày hàng thật, hàng giả với trên 400 sản phẩm là các loại sách và đồ dùng học tập phổ biến trên thị trường.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0