Phấn đấu doanh nghiệp ra đời năm 2024 tăng ít nhất 10% so với 2023 | 13/01/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Một trong những mục tiêu cụ thể là phấn đấu số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023. Vấn đề này sẽ được Tiến sĩ Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp chia sẻ trong chương trình hôm nay.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ đô phát sinh hàng nghìn tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày, trong đó rác thải nhựa chiếm tỷ lệ không nhỏ. Trong bối cảnh đó, ngày Môi trường Thế giới (5/6/2025) chọn chủ đề "Chống ô nhiễm nhựa" như một lời kêu gọi hành động. Đây cũng là chủ đề được chương trình bàn luận cùng GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Mất thời gian lãng phí, chậm tiến độ phát triển, sản phẩm kém chất lượng và làm hư hỏng cán bộ là bốn tội được Tổng Bí thư nêu ra khi nói về những bất cập của Luật Đấu thầu hiện tại. Từ đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải sửa Luật Đấu thầu. Đây là chủ đề được chương trình bàn luận cùng ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam và luật sư Nguyễn Tiến Lập, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam.

Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị đã mang đến một làn gió mới. Lần đầu tiên, một nguyên tắc căn bản được đặt ra dứt khoát: không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. Vậy làm thế nào để Nghị quyết 68 không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu chính sách? Pháp luật cần thay đổi những gì? Những nội dung này sẽ được trao đổi cùng các vị khách mời của chương trình.

Mỗi năm, cứ vào dịp nghỉ hè, cả nước có khoảng 2.000 trẻ tử vong do đuối nước và hàng nghìn trẻ tử vong do các loại tai nạn khác. Vì vậy, việc trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cần được quan tâm hơn. Đây là chủ đề được chương trình bàn luận cùng bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTB&XH - nay là Cục bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế).

Cơ sở hạ tầng của Hà Nội có sự thay đổi đáng kể nhưng các công trình hạ tầng giao thông dành cho người khuyết tật vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vậy, giải pháp nào để giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng tốt hơn? Nội dung này sẽ được TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, bàn luận.

Các đô thị cần quan tâm và đầu tư nhiều cho giao thông thông minh, bên cạnh việc đầu tư cho hạ tầng giao thông. Đây là giải pháp không tốn quá nhiều chi phí thế nhưng cho hiệu quả lớn nếu triển khai thành công, đồng thời là chủ đề được chương trình bàn luận cùng ông Lê Hùng Lân, giảng viên trường Đại học Giao thông Vận tải.