Pháp-Việt đẩy mạnh hợp tác giáo dục và trí tuệ nhân tạo

Pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, robot và số hóa.

Sáng 27/5, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron cùng Phu nhân và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến thăm và giao lưu với sinh viên tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội – biểu tượng hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia.

Tại đây, Tổng thống Macron nhấn mạnh giáo dục là trụ cột trong quan hệ song phương. Ông khẳng định Pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, robot và số hóa. Tổng thống Pháp khẳng định, trong bối cảnh thế giới nhiều biến động, Việt Nam và Pháp cần hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy các giá trị nhân văn, phát triển bền vững, đồng thời giảm phụ thuộc vào công nghệ bên ngoài.

Ông cho biết từ nay đến năm 2030, số lượng sinh viên trao đổi giữa hai nước sẽ tăng gấp đôi, góp phần tăng cường kết nối tri thức và văn hóa. Ông cũng chia sẻ tầm nhìn chung về giáo dục khai phóng, nghiên cứu vì con người và phát triển bền vững, kêu gọi thế hệ trẻ Việt Nam nỗ lực nâng cao năng lực phản biện, giữ vững liêm chính học thuật và hướng đến các giá trị nhân văn trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Chuyến thăm của Tổng thống Macron không chỉ tái khẳng định mối quan hệ hữu nghị sâu sắc giữa hai quốc gia, mà còn mở ra nhiều triển vọng hợp tác mới trong thời đại chuyển đổi số toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.