Phát triển giáo dục toàn diện với phương pháp Montessori
Sự kiện ra mắt cộng đồng nhà lãnh đạo Montessori tại Việt Nam hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội hợp tác và kết nối trong giáo dục Montessori, giúp nền giáo dục nước ta vươn tầm thế giới và không ngừng lớn mạnh. Tại sự kiện, qua các chuyên gia trong nước và quốc tế, các giáo viên nâng cao nhận thức và kiến thức về phương pháp Montessori, học được kỹ năng thiết kế hoạt động, đồ dùng cho trẻ, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ về thể chất và trí tuệ.
Theo thống kê, đã có khoảng 50 - 70% trường mầm non tư nhân áp dụng mô hình Montessori để đưa vào giảng dạy tại Hà Nội, TP HCM… Sự kiện ra mắt cộng đồng nhà lãnh đạo Montessori tại Việt Nam hứa hẹn mở ra những nghiên cứu mới nhất, các phương pháp hay nhất và xu hướng mới hiệu quả trong giáo dục theo phương pháp Montessori.
Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2003, phương pháp giáo dục Montessori là phương pháp giáo dục coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc coi trọng các tiềm năng của trẻ và nỗ lực để phát triển tiềm năng này bằng cách cung cấp cho trẻ một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở để trẻ có cơ hội được phát triển cũng như khám phá hết khả năng của mình.
Cô giáo Dương Thị Hoài Hương, chủ hệ thống trường mầm non IQ Montessori, cho biết: “Phương pháp Montessori đã nổi tiếng trên toàn thế giới, tuy nhiên khi về đến Việt Nam, để phương pháp này được đưa vào hệ thống công lập thì chưa được áp dụng 100%. Một số tường mầm non công lập đã đưa vào áp dụng một trong những lĩnh vực của phương pháp như thực hành cuộc sống”.
ThS. Normi Son - Viện giáo dục Montessori Việt Nam, cho hay: “Hiện nay có rất nhiều trường học với danh nghĩa là trường học Motessori, tuy nhiên thì cần có 3 yếu tố để làm nên phương pháp Montessori đích thực. Thứ nhất là môi trường lớp học phải có giáo viên được cấp chứng nhận đào tào. Thứ hai là lớp học phải được chuẩn bị cơ sở vật chất. Thứ ba là phải trộn độ tuổi để tạo nên một lớp học thật sự. Phương pháp được thiết lập ra đầu tiên cho trẻ đặc biệt, nhưng sau đó được phát triển với độ tuổi tăng dần, phù hợp với mọi độ tuổi”.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0