Phát triển nhà ở xã hội cần nhiều giải pháp

Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.

Tại dự án nhà ở xã hội Rice City Thượng Thanh, quận Long Biên, công trường đang khẩn trương thi công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Nhưng trước đó, chủ đầu tư đã gặp rất nhiều vướng mắc về thủ tục. Dù được phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2018, nhưng mãi đến tháng 11/2024, dự án mới được cấp phép xây dựng.

Vướng mắc về thủ tục là nguyên nhân chính dẫn đến một loạt các dự án nhà ở xã hội chậm trễ triển khai. Dù dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, nhưng cơ quan chức năng vẫn yêu cầu phải xác định tiền thuê đất, doanh nghiệp phải nộp trước rồi mới làm thủ tục khấu trừ sau này. Chưa kể, khi thực hiện giao đất thủ tục còn rườm rà và xuất hiện tình trạng một số cơ quan, ban ngành sợ trách nhiệm, không dám làm. Điều này vừa kéo dài thời gian triển khai dự án, vừa gây tốn kém cho doanh nghiệp.

Rào cản như trên sẽ được dỡ bỏ khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Đáng chú ý trong đó là việc thành lập quỹ phát triển nhà ở quốc gia. Cắt giảm 70% thủ tục làm nhà ở xã hội, thời gian thực hiện thủ tục đầu tư được rút ngắn từ khoảng 300 ngày xuống còn tối đa 75 ngày. Đặc biệt là việc đẩy mạnh phân cấp phân quyền cho các địa phương.

Ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội cho biết: "Chúng ta không thể cầu toàn. Nó có những cái chưa hợp lý, lập tức chúng ta điều chỉnh ngay. Chúng ta phải nhanh nhạy và uyển chuyển chứ không cứng nhắc không cầu toàn".

Nghiên cứu cơ chế đặc thù đã thể hiện sự linh hoạt, bám sát thực tế của Chính phủ. Một chính sách đột phá sẽ thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Các vướng mắc về đất đai, vốn, quy hoạch và thủ tục hành chính được giải quyết nhanh chóng sẽ tạo sức hút với các nhà đầu tư. Nhiều dự án Nhà ở xã hội được triển khai sẽ góp phần tăng nhanh nguồn cung nhà ở giá rẻ, đáp ứng nhu cầu bức thiết của người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính vừa có Thông tư về quản lý thuế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.

Khoảng trống về pháp lý liên quan đến các vấn đề về quản lý, sử dụng và sở hữu là những nguyên nhân của tình trạng tranh chấp, khiếu kiện tại các khu chung cư.

Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.

Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.

UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.