Phát triển nhà ở xã hội để dân được sống an toàn
Chung cư mini tại 71C ngõ 236 Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Hà Nội, là nơi sinh sống của gần 200 nhân khẩu. Tòa nhà cao 8 tầng, 40 hộ dân sinh sống, muốn thoát nạn khi khẩn nguy thì lối đi duy nhất là đi qua nhà của một hộ dân.
Diện tích nhỏ hẹp, giá cả phải chăng, chung cư mini hay nhà trọ dù không đảm bảo an toàn vẫn là lựa chọn tối ưu (thậm chí là duy nhất) của nhiều sinh viên, người lao động có thu nhập trung bình, thấp khi bám trụ tại các đô thị lớn như Hà Nội.

Nhiều chuyên gia cho rằng cần siết chặt hơn nữa các quy định với nhà ở từ 6 tầng trở xuống, các nhà có diện tích mặt sàn lớn hoặc nhà ở nhưng kết hợp cả kinh doanh. Cần phải có những quy định để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát và đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy đối với các công trình nhà ở riêng lẻ.
Song song, là thúc đẩy việc xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2050 có một triệu căn nhà ở xã hội.
Bộ Xây dựng đang đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói vay ưu đãi mới cho người mua nhà xã hội với lãi vay thấp hơn 3-5% lãi suất vay thương mại, kỳ hạn vay 10-15 năm. Mức lãi đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh gói 120.000 tỷ đồng sau hơn một năm mới giải ngân được chưa tới 1%.


Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.
Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.
Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.
Khu nhà ở xã hội gần Quốc lộ 18 được tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh tăng tầng cao từ 18 lên 22 để đáp ứng nhu cầu đô thị.
Hà Nội đã cấp hơn 68.000 giấy chứng nhận đất gắn mã QR trong năm 2025, theo Luật Đất đai 2024.
0