Phổ điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
Đến hết tháng 3/2025, kỳ thi đã tổ chức được hai đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt 99,4% thí sinh đăng ký của hai đợt thi này; một thí sinh đã bị kỷ luật đình chỉ thi.
Cụ thể, phổ điểm bài thi HSA của 30.793 thí sinh dự thi có dạng phân phối chuẩn với trung vị tại 80,0/150. Điểm cao nhất của các đợt thi vừa qua là 130/150 (thí sinh làm bài thi Phần 1- Toán học và xử lý số liệu, Phần 2 - Ngôn ngữ - Văn học, Phần ba - Khoa học theo ba chủ đề Vật lý, Hóa học và Sinh học); thấp nhất 18/150; điểm trung bình là 80,2/150; độ lệch chuẩn là 14,6.
So với các đợt thi tháng 3 của các năm trước đây, điểm bài thi năm 2025 có xu hướng tăng nhẹ (khoảng 3-5 điểm theo thang điểm 150) do các thí sinh được lựa chọn phần thi Khoa học hoặc Tiếng Anh theo năng lực và sở trường của học sinh. Do đó, điểm xét tuyển bằng kết quả thi HSA năm 2025 dự báo xu hướng cao hơn hơn so với các năm trước đây.
Thống kê phân bố của lượt thi, tỷ lệ thí sinh đạt ≥ 110/150 đạt 2,1%; đạt ≥ 105/150 chiếm 2,1%; mức điểm ≥ 100 là 10,1%; mức điểm ≥ 90/150 đạt 27,0%; từ 80/150 trở lên chiếm 51,1%; từ mức điểm 75/150 đạt 63,4%.
Thống kê thí sinh lựa chọn phần thi thứ ba có 47,1% chọn thi Tiếng Anh; 16,6% chọn thi Lý - Hóa - Sử; 11,3% chọn thi Lý - Hóa - Sinh; 7,4% chọn thi Sử - Địa - Lý; 5,7% chọn thi Sử - Địa - Sinh; các tổ hợp còn lại dưới 5% dự thi.

Bài thi đánh giá năng lực học sinh Trung học phổ thông (HSA) năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm ba phần: Phần 1- Toán học và xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút); Phần 2 - Ngôn ngữ - Văn học (50 câu hỏi, 60 phút); Phần lựa chọn - Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút; lựa chọn ba trong 5 chủ đề Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý) hoặc Tiếng Anh (50 câu hỏi, 60 phút).
Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 gồm 6 đợt tổ chức thi từ ngày 15/3 - 18/5 tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Đến thời điểm hiện tại, số lượng thí sinh đăng ký dự thi là 90.632 hồ sơ; trong đó, Hà Nội chiếm khoảng 35%, tiếp đó là Thái Bình, Thanh Hóa (6%); Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương (5%); Hưng Yên, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Bắc Giang (4%); Bắc Ninh, Phú Thọ (3%); Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Nam, Hà Tĩnh (2%), các tỉnh còn lại chiếm 0 - 1%/tỉnh.
Từ năm 2025, điểm bài thi HSA sẽ được chuyển đổi về thang điểm 30 theo Quy chế tuyển sinh đại học để phục vụ xét tuyển. Một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo, tất cả thí sinh được xét chọn bình đẳng dựa trên điểm xét tuyển và điểm trúng tuyển quy đổi tương đương theo từng phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển… Các cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào phổ điểm và các hợp phần của bài thi phù hợp với yêu cầu chất lượng đầu vào của các ngành đào tạo để tuyển sinh.
Đơn vị tổ chức thi khuyến nghị khối ngành đào tạo khoa học tự nhiên, công nghệ và kỹ thuật lựa chọn phần thi Khoa học tối thiểu có một chủ đề thuộc lĩnh vực Vật lý hoặc Hóa học; khối ngành khoa học sức khỏe, nông nghiệp, y sinh lựa chọn phần thi Khoa học tối thiểu có một chủ đề thuộc lĩnh vực Sinh học; khối ngành khoa học xã hội và nhân văn lựa chọn phần thi Khoa học tối thiểu có một chủ đề thuộc lĩnh vực Lịch sử hoặc Địa lý; khối ngành khoa học trái đất lựa chọn phần thi Khoa học tối thiểu có một chủ đề thuộc lĩnh vực Vật lý hoặc Địa lý; khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật học lựa chọn phần thi Khoa học tối thiểu có một chủ đề thuộc lĩnh vực Vật lý, Lịch sử hoặc Tiếng Anh; khối ngành ngoại ngữ, ngoại giao, ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài lựa chọn Tiếng Anh ở phần thi thứ ba.
Hai đợt thi HSA kế tiếp diễn tra trong tháng tư vào các ngày 12 - 13/4 và 19 - 20/4/2025, với quy mô đăng ký trên 31.000 thí sinh.
Theo TTXVN


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0