Phương án thi mới sẽ hướng vào năng lực tư duy
Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo phương án mới. Thay vì thi 6 môn (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và tổ hợp Khoa học Xã hội/ Khoa học Tự nhiên), thí sinh sẽ thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn tự chọn là các môn còn lại được học ở lớp 12 theo chương trình mới.
Ngữ Văn, dù vẫn là môn thi bắt buộc, nhưng cách thức thi hoàn toàn thay đổi. Đáng chú ý nhất là sự thay đổi của môn Tiếng Anh. Từ môn bắt buộc thì loại ngoại ngữ này chuyển thành môn tự chọn.

Phương án thi mới sẽ hướng vào năng lực tư duy.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc định dạng đề thi mới theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo, có độ phân hóa để thí sinh phát triển bản thân và các trường đại học tốp đầu có thể sử dụng kết quả để xét tuyển.
Với phương án thi mới, học sinh sẽ không thể giữ tư duy ôn tủ vốn đã tồn tại từ rất lâu.
Ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng – Bộ GD&ĐT cho rằng: “Đề thi có đổi mới, nội dung đề hay hơn, sát thực tiễn. Đây cũng là quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD&ĐT.
Cấu trúc, định dạng đề thi không thay đổi nhưng cách thức gần với việc gắn với thực tiễn, gợi mở phát triển năng lực, bước đệm, tiệm cận để học sinh làm quen với cách thức ra đề kiểm tra theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018".

Thống kê những năm qua, nhiều cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm căn cứ xét tuyển đầu vào. Cách thi mới cũng sẽ dẫn đến sự đổi mới trong xét tuyển đại học.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0