Quận Hà Đông chăm lo, phát triển sự nghiệp 'trồng người'

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Giáo dục quận Hà Đông đã từng bước đổi mới toàn diện; từ việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đến xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, yêu nghề và tâm huyết với học sinh. Đây là nền tảng quan trọng để ngành Giáo dục quận chăm lo, phát triển sự nghiệp “trồng người”.

Sau giải phóng Thủ đô năm 1954, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông khi đó có 2 trường mẫu giáo và 5 trường tiểu học gồm: Vạn Phúc, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hà Cầu, Văn Yên. Đến nay, trong năm học 2024 -2025, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Đông đã có 144 trường, trong đó có 98 trường công lập, 46 trường ngoài công lập với hơn 124.000 học sinh; ngoài ra còn có 285 cơ sở giáo dục mầm non tư thục. Quận Hà Đông cũng đã hoàn thành vượt chỉ tiêu về số trường đạt chuẩn quốc gia với 80,6%. Cơ sở vật chất hiện đại là nền tảng để các nhà trường đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông cho biết: "Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông đã được quan tâm và đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Số trường trong 10 năm nay đã tăng gấp đôi, đáp ứng được nhu cầu phát triển".

Cùng với việc đầu tư trường lớp khang trang, hiện đại, ngành Giáo dục quận Hà Đông cũng đã xây dựng được đội ngũ giáo viên trình độ chuyên môn cao, với 100% số giáo viên đạt chuẩn về nghề nghiệp; 94,2% giáo viên các cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn về đào tạo trình độ chuyên môn. Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Đông có 7 nhà giáo vinh dự được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”.

Cô giáo Trần Thị Quyên, Hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Khê, quận Hà Đông chia sẻ: "Chúng tôi quan niệm các học sinh như chính con mình và các bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm chúng tôi. Bởi vậy chúng tôi được đào tạo, bồi dưỡng để truyền dạy cho các em các kiến thức, kỹ năng giúp các em có một tương lai tốt".

Chất lượng giáo dục (đại trà và mũi nhọn) của quận được duy trì và nâng cao; chương trình giáo dục mầm non được thực hiện ở các độ tuổi; 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học; 99,8% học sinh lớp 9 được xét tốt nghiệp THCS. Cùng với đó là chất lượng và số lượng học sinh thi vào lớp 10 THPT công lập và THPT hệ chuyên được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao.

Trong 70 năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Đông luôn là đơn vị dẫn đầu của tỉnh Hà Đông, tỉnh Hà Tây, tỉnh Hà Sơn Bình và là một trong những đơn vị trong tốp đầu của ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô. Giáo dục và Đào tạo Hà Đông đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Cờ Thi đua xuất sắc cấp thành phố và nhiều phần thưởng, danh hiệu khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.