Rủi ro nợ xấu quay lại hệ thống ngân hàng

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán SSI cho rằng tỷ lệ nợ xấu có thể sẽ tăng trở lại trong nửa đầu năm 2024 khi tăng trưởng tín dụng chậm lại và các yếu tố vĩ mô chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.

Tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 của nhóm ngân hàng mà SSI nghiên cứu tăng lên lần lượt là 1,68% và 1,99% tính tại thời điểm cuối năm 2023; dư nợ tái cơ cấu tăng 0,8% tính tại thời điểm cuối quý III.

Với giả định dư nợ tái cơ cấu không có thay đổi đáng kể trong quý IV/2023, các khoản vay có vấn đề này tương đương với 4,48% tổng dư nợ. Các chuyên gia phân tích dự báo tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2024 sẽ tăng nhẹ so với năm 2023, do cuối năm dự kiến các ngân hàng sẽ đẩy mạnh xóa nợ xấu và nền kinh tế phục hồi mạnh hơn.

Rủi ro nợ xấu quay lại hệ thống ngân hàng

Tuy nhiên, các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ Nhóm 2, các khoản vay tái cơ cấu, trái phiếu doanh nghiệp quá hạn và các khoản vay cũ) vẫn tiếp tục cần được giám sát chặt chẽ. Hệ thống ngân hàng có thể mất khoảng 2-3 năm để trích lập đủ số dự phòng cần thiết và xóa các khoản nợ xấu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng trong nước ngày 18/6 giảm mạnh đối với vàng nhẫn và giữ ổn định đối với giá vàng miếng; trong khi giá vàng thế giới bật tăng.

Việc bổ sung quy định về điều kiện hệ số nợ phải trả đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ sẽ tăng năng lực về tài chính với doanh nghiệp phát hành, hạn chế những rủi ro.

VN-Index kết phiên với mức tăng tích cực gần 10 điểm sau một ngày giằng co ở vùng giá trên tham chiếu.

Giá vàng trong nước sáng 17/6 đồng loạt giảm sâu theo đà thế giới, ghi nhận mức giảm từ 300.000 - 600.000 đồng/lượng so với phiên trước.

Vn-Index đã tăng mạnh hơn 22 điểm, lên mức 1.338,11 điểm trong phiên giao dịch ngày 16/6.

Giá vàng tại thị trường châu Á tăng phiên thứ tư liên tiếp, chạm mức cao nhất trong gần 2 tháng trong phiên giao dịch ngày 16/6.