Sắp công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 dự kiến sẽ được công bố vào quý IV năm nay.

Theo đó, kỳ thi sẽ chung đề, chung đợt, cho học sinh tự quyết định chọn môn học để dự thi tốt nghiệp trong số các môn học lựa chọn. Dự thảo phương án thi này  được công bố từ tháng 3 và đang được lấy ý kiến rộng rãi.

Kỳ thi có bốn môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và lịch sử. Học viên hệ giáo dục thường xuyên thi ba môn bắt buộc gồm toán, ngữ văn và lịch sử. Ngoài ra, học sinh phải chọn thêm hai môn khác trong 7 môn là vật lý, hoá học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ.

Ngoài ra, theo yêu cầu của Chính phủ, năm học 2023-2024, các trường chưa thực hiện tăng học phí theo Nghị định số 81 “Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo”. 

Yêu cầu này gây băn khoăn, lo lắng cho các trường trong việc đảm bảo chất lượng dạy và học. Để tháo gỡ, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ nghiên cứu, kiến nghị Nhà nước cấp bù kinh phí cho các nhà trường để bảo đảm chất lượng đào tạo cũng như hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.