Siết phân lô, bán nền sẽ không gây thiếu nguồn cung

Quy định siết phân lô, bán nền được quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ không gây khan hiếm nguồn cung như một số thông tin đồn thổi.

Theo các chuyên gia, đây là việc làm cần thiết nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp phân lô, bán nền; ngăn chặn tình trạng đầu cơ để thị trường phát triển lành mạnh.

Thời gian qua, rất nhiều dự án được chủ đầu tư phân lô rồi bán cho cá nhân tự xây dựng. Hậu quả là xuất hiện không ít khu đô thị bỏ hoang do tình trạng mua đầu cơ. Như tại khu ba dự án Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội), dù hạ tầng đã cơ bản hoàn thiện, các lô đất đã được phân lô từ lâu, mới chỉ lác đác hộ dân về xây dựng nhà ở.

Tình trạng này sẽ được khắc phục khi 105 thành phố, thị xã sẽ nằm trong danh sách cấm phân lô, bán nền theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản. Lợi dụng quy định này, giới đầu cơ đã gom đất rồi phân lô bán nền, tách thửa, sau đó tung tin thị trường đất nền khan hiếm để thổi giá, gây hỗn loạn thị trường.

Siết phân lô, bán nền nhưng sẽ không thiếu nguồn cung.

Các chuyên gia khẳng định số lượng sản phẩm đất nền từ phân lô trong giai đoạn tới có giảm nhưng xét về dài hạn sẽ không có sự biến động quá lớn. Hơn nữa, việc siết phân lô bán nền sẽ khiến các chủ đầu tư buộc phải tìm phương án khác cho những khu đất của mình.

Kết quả khảo sát tại 56/63 tỉnh, thành phố được Bộ Xây dựng thực hiện cho thấy, trong quý I năm nay, lượng tồn kho BĐS tại các dự án vào khoảng hơn 23.000 căn.

Trong đó tồn kho gần 10.900 nền, hơn 3.700 căn chung cư và gần 8.500 căn nhà ở riêng lẻ. Có thể thấy, nguồn cung đất nền không hề thiếu, mà còn dôi dư khi các địa phương đang đẩy mạnh đấu giá đất.

Việc siết chặt phân lô, bán nền được kỳ vọng sẽ giúp thị trường phát triển theo hướng minh bạch, bền vững. Đặc biệt đây sẽ là giải pháp để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tạo "sốt" đất, hạn chế lãng phí nguồn lực đất đai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự thảo Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi có thể giúp tăng nguồn lực và hiệu lực quản lý về đất đai.

Nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề về sự cần thiết của các ràng buộc đi kèm trong việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 để tránh "ôm đất chờ thời".

Nhà đất thổ cư đang trải qua giai đoạn giao dịch trầm lắng kéo dài, song một số bộ phận môi giới vẫn liên tục đẩy giá phân khúc này lên cao phi lý.

Tình trạng hàng trăm mét vuông đất nông nghiệp bị đổ trộm phế thải, sau đó san lấp mặt bằng một cách công khai tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai đang diễn ra cả ngày lẫn đêm.

Khu đất đường Hoàng Xá, thị trấn Quốc Oai, TP. Hà Nội đã bị các hộ dân lấn chiếm, quây tôn thành cửa hàng kinh doanh, điểm tập kết vật liệu xây dựng.

Xử lý quyết liệt, triệt để thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi tiếp tay cho vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp sẽ là biện pháp hiệu quả trong công tác quản lý đất đai thời điểm này.