Số vụ tấn công mạng vào các tổ chức tăng 9,5%

Theo Công ty Công nghệ An ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS), năm 2023, số vụ tấn công mạng vào các tổ chức tăng 9,5% so với năm 2022, trung bình 1.160 vụ/tháng.

Theo báo cáo tình hình an ninh mạng Việt Nam năm 2023 của NCS,  công ty này ghi nhận 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam. Các mục tiêu chịu nhiều tấn công nhất trong năm qua là các cơ quan chính phủ, hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính, hệ thống công nghiệp và các hệ thống trọng yếu khác.

Đặc biệt, trong quý IV, số vụ tấn công mạng tăng mạnh, lên tới 1.614 vụ trong 1 tháng, gấp rưỡi so với trung bình. Nguyên nhân được cho là thời điểm cuối năm, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức có nhiều dự án công nghệ thông tin cần hoàn thành, nhân sự phải hoạt động trên 100% năng suất nên khả năng xảy ra nhiều sai sót, là cơ hội để hacker có thể tấn công phá hoại.

Số vụ tấn công mạng vào các tổ chức tăng 9,5%.

Các chuyên gia NCS chỉ ra 3 điểm yếu bị tấn công nhiều nhất ở Việt Nam năm 2023. Tỷ lệ cao nhất là điểm yếu con người, chiếm 32,6% tổng số vụ. Hack sử dụng email giả mạo (phishing) có file đính kèm mã độc dưới dạng file văn bản hoặc nội dung có đường link đăng nhập giả mạo để chiếm tài khoản, kiểm soát máy tính người dùng từ xa.

Điểm yếu có tỷ lệ cao thứ hai là lỗ hổng các nền tảng, dịch vụ phần mềm cài đặt trên máy chủ, chiếm 27,4%. Các phần mềm bị khai thác là phần mềm Mail Server, nền tảng quản lý nội dung, nền tảng chia sẻ dữ liệu.

Điểm yếu thứ ba là các lỗ hổng của website do tổ chức tự phát triển, chiếm 25,3% số vụ việc. Các lỗ hổng thường bị khai thác là SQL Injection, mật khẩu quản trị yếu hoặc sử dụng thư viện tồn tại lỗ hổng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.

Người dân nên rời khỏi xe, di chuyển ra phía sau lan can đường hoặc khu vực xa làn đường xe chạy khi xe gặp sự cố - đại diện Cục Cảnh sát Giao thông cho biết.

Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ vụ việc sản xuất, buôn bán yến chưng giả trị giá trên 900 triệu đồng cho công an điều tra.

Cựu Chủ tịch Công ty Sơn Lâm Phạm Văn Cách bị cáo buộc đút lót 71,1 tỷ đồng cho 18 cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để được tiêu thụ thuốc.

37 bị cáo là “quái xế” 16-18 tuổi được TAND quận An Dương (Hải Phòng) đưa ra xét xử lưu động về vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trong hai ngày 18-19/6.

Công an tỉnh đã khởi tố Giám đốc công ty sản xuất cà phê giả tại Quy Nhơn, với thủ đoạn sản xuất cà phê giả pha lẫn đậu nành.