Tăng trưởng tín dụng mới đạt một nửa mục tiêu cả năm

Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế tính đến cuối tháng 10 mới đạt 7,1% so với cuối năm 2022. So với mức kế hoạch đặt ra vào đầu năm là 14%, thì tới thời điểm hiện tại, khi hơn 2/3 chặng đường đã qua, mức thực hiện chỉ đạt một nửa và có sự phân hóa mạnh giữa các ngân hàng.

VPBank dẫn đầu hệ thống ngân hàng khi dư nợ tín dụng của ngân hàng mẹ đến cuối quý 3/2023 tăng hơn 22% so với hồi đầu năm. MSB, MB cũng có mức tăng trưởng tín dụng cao, trên 16%. Techcombank, Vietbank, LPBank cũng có mức dư nợ tín dụng tăng trên 10%.

Còn xét về số dư tuyệt đối, BIDV hiện dẫn đầu với quy mô dư nợ đạt hơn 1,65 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với đầu năm. Ở chiều ngược lại, Vietcombank có mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất toàn hệ thống khi dừng ở mức 3,9% so với hồi đầu năm.

Các ngân hàng khác có mức tăng trưởng tín dụng thấp như ABBank, Eximbank, Saigonbank, Bản Việt Bank.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nợ cũ cơ cấu còn chưa trả, kế hoạch kinh doanh mới khó chứng minh hiệu quả, đã khiến các ngân hàng phải rất thận trọng khi xét duyệt hồ sơ cho doanh nghiệp vay.

Bên cạnh đó, một số lượng không nhỏ doanh nghiệp hiện không có nhu cầu vay vốn khiến các ngân hàng rơi vào tình trạng thừa vốn, không thể cho vay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xăng E5RON92 tăng 1.169 đồng/lít, giá bán là 20.631 đồng/lít; xăng RON95-III chạm mốc 21.244 đồng/lít, tăng 1.277 đồng/lít trong kỳ điều hành chiều 19/6.

Việc chuyển đổi tạo cơ hội mở rộng quy mô, dễ dàng tiếp cận vốn và tăng uy tín trên thị trường, nhưng cũng kéo theo yêu cầu cao hơn về quản lý, thuế và pháp lý. Vậy, có nên chuyển từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp?

Chủ đề của hội chợ quốc tế ENTECH HANOI năm nay là “Chuyển đổi xanh – Hành động vì Net Zero”.

Các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vừa công bố một kế hoạch nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên nhằm đảm bảo nguồn cung khoáng sản thiết yếu.

Bộ Tài chính đề xuất phạt tiền lên tới 100 triệu đồng với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với 50 số hóa đơn trở lên.

Theo các chuyên gia, người kinh doanh không nên né thuế, thay vào đó là chủ động khai báo đầy đủ; nếu cố tình trốn thuế sẽ bị phạt rất cao hoặc có thể bị xử lý hình sự.