Tạo động lực phát triển kinh tế tuần hoàn
Doanh nghiệp FDI Tesa Site mới đầu tư tại Việt Nam khoảng hai năm. Tại đây, các quy trình như rác thải đã được tái chế lại. Nhiều bao bì sản phẩm đóng gói, doanh nghiệp cũng khuyến khích khách hàng trả lại để quay vòng tái chế cho sản xuất. Tất cả các quy trình sản xuất tại đây đều hạn chế nước và rác thải ra môi trường.
Ông Dirk Hartmann – Tổng Giám đốc Công ty Tesa Site tại Việt Nam cho biết: "Tất cả các yếu tố của tính bền vững liên quan đến việc tái sử dụng và tái chế nguyên vật liệu. Việc xử lý rác thải là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cần phải cải thiện việc tái chế rác thải và đưa chúng quay trở lại chu kỳ sản xuất. Đó là một trong những biện pháp then chốt."
Hầu như các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đều đã và mong muốn áp dụng mô hình này trong sản xuất. Mô hình đã mang lại lợi ích về môi trường rất rõ ràng, tuy nhiên lại rất tốn kém về tài chính.

Do vậy, ngoài các doanh nghiệp FDI đã cam kết Net Zero bắt buộc phải áp dụng các mô hình này, nhiều doanh nghiệp trong nước, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn áp dụng mô hình nhưng lại hạn chế về tài chính. Đầu ra sản phẩm cũng khó cạnh tranh với thị trường về giá cả.
Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP Hà Nội cho hay: "Kinh tế tuần hoàn đòi hỏi đầu tư chi phí rất lớn và yêu cầu bắt buộc sản phẩm cuối doanh nghiệp phải tự sản xuất, tự bao tiêu, tự cung ứng để các cơ quan chức năng chứng nhận."
Như vậy, phát triển kinh tế tuần hoàn phải tạo thuận lợi phát triển kinh tế, phải có chính sách dài hạn nhằm khuyến khích, ưu đãi cho doanh nghiệp. Đặc biệt, phát triển kinh tế tuần hoàn phải hướng tới tạo động lực cho đổi mới sáng tạo, góp phần tăng trưởng xanh.

"Như tôi đã nói, việc xử lý rác thải là cực kỳ quan trọng. Vì vậy cần phải cải thiện việc tái chế rác thải và đưa chúng quay trở lại chu kỳ sản xuất. Đó là một trong những biện pháp then chốt. Về dài hạn, chúng ta cần xem xét tất cả các yếu tố của tính bền vững, không được lãng phí nguyên liệu mà phải tái sử dụng sau khi kết thúc vòng đời của sản phẩm." - Ông Dirk Hartmann – Tổng Giám đốc Công ty Tesa Site tại Việt Nam chia sẻ.
Có thể thấy, mô hình kinh tế tuần hoàn là một trong những giải pháp đột phá để giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường trong bối cảnh nguồn nguyên, nhiên liệu đang khan hiếm, đứt gãy, cạn kiệt hiện nay.
Để giữ gìn môi trường sống và thực hiện phát triển kinh tế bền vững, Việt Nam cần có sự thay đổi, dịch chuyển mô hình kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn càng sớm càng có lợi cho nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt, các chính sách phải đi vào cuộc sống, mang tính thực tiễn và hiệu quả trong thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn, nhất là trong khối doanh nghiệp.


Xăng E5RON92 tăng 1.169 đồng/lít, giá bán là 20.631 đồng/lít; xăng RON95-III chạm mốc 21.244 đồng/lít, tăng 1.277 đồng/lít trong kỳ điều hành chiều 19/6.
Việc chuyển đổi tạo cơ hội mở rộng quy mô, dễ dàng tiếp cận vốn và tăng uy tín trên thị trường, nhưng cũng kéo theo yêu cầu cao hơn về quản lý, thuế và pháp lý. Vậy, có nên chuyển từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp?
Chủ đề của hội chợ quốc tế ENTECH HANOI năm nay là “Chuyển đổi xanh – Hành động vì Net Zero”.
Các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vừa công bố một kế hoạch nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên nhằm đảm bảo nguồn cung khoáng sản thiết yếu.
Bộ Tài chính đề xuất phạt tiền lên tới 100 triệu đồng với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với 50 số hóa đơn trở lên.
Theo các chuyên gia, người kinh doanh không nên né thuế, thay vào đó là chủ động khai báo đầy đủ; nếu cố tình trốn thuế sẽ bị phạt rất cao hoặc có thể bị xử lý hình sự.
0