Tập trung đào tạo các ngành STEM, giáo viên, sức khoẻ
Bộ Giáo dục Đào tạo đã tổ chức họp báo công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm; quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào chiều ngày 7/3.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đặt ra mục tiêu: đến năm 2030, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đồng bộ và hiện đại với quy mô, cơ cấu và phân bố hợp lý, quy mô trên 3 triệu người học, đạt 260 sinh viên và 23 học viên sau đại học trên một vạn dân. Ngoài ra, mục tiêu tỉ lệ học đại học trên số người trong độ tuổi 18 - 22 đạt 33%, trong đó không tỉnh nào có tỉ lệ thấp hơn 15%. Cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế tri thức và công nghiệp hiện đại.
Trả lời câu hỏi của Đài Hà Nội về những ngành, lĩnh vực đào tạo trọng điểm được Bộ Giáo dục Đào tạo đưa vào Quy hoạch này, chủ trì họp báo, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, thời gian tới sẽ tập trung đào tạo các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM) với quy mô đạt 35%; đào tạo giáo viên, các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe đạt quy mô từ 180.000 đến 200.000 người học đại học.
"Trong rất nhiều chủ trương của Đảng và Nhà nước gần đây đều nhấn mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia là động lực phát triển chính, quan trọng. Khi đó, các ngành đào tạo về khoa học, kĩ thuật, công nghệ là những ngành trọng điểm cần được ưu tiên", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn khẳng định.
Mục tiêu của Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó phấn đấu 100% số đơn vị cấp tỉnh có trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập; vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, trong đó với 11 cơ sở đã có và thành lập mới một cơ sở công lập.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0