Tất cả vì học sinh thân yêu

Trải qua 70 năm phát triển, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước với nhiều thành tích nổi bật trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và số lượng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.

Trong mỗi thành tích đáng tự hào nói trên, có sự đóng góp, nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành. Đó là những người thầy chuẩn mực về đạo đức và phong cách, yêu nghề, giỏi chuyên môn, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Xây dựng và kiến tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những mục tiêu mà cán bộ, giáo viên ngành giáo dục Thủ đô nỗ lực hướng đến. Tại Trường Tiểu học Đồng Tháp (huyện Đan Phượng), các em học sinh luôn hào hứng với tiết học STEM - môn học mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đa dạng hóa hình thức, phương pháp dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo là cách mà giáo viên đã triển khai những tiết học thú vị này. Em Lê Nguyễn Thảo Nguyên, Trường Tiểu học Đồng Tháp, kể: “Trong tiết học hôm nay, cô đã hướng dẫn chúng con làm về đèn lồng cho Trung thu. Cô hướng dẫn chúng con cắt tỉa sao cho đẹp và cuối cùng con đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp. Những tiết học này giúp con vì con có thể sáng tạo".

Với tình yêu nghề, các thầy cô giáo luôn mong muốn truyền đạt kiến thức và niềm đam mê các môn học tới học sinh. Cách trường 30 km, ngày nắng cũng như ngày mưa, mỗi ngày, cô giáo Nguyễn Thị Huyền đều đặn đi phà về nơi xã đảo khó khăn nhất của huyện Ba Vì để “gieo con chữ”. Cô giáo Nguyễn Thị Huyền, Trường THCS Minh Châu, huyện Ba Vì, cho hay: “Từ Phúc Thọ đến trường Minh Châu thì em đi một quãng đường khá xa. Khó khăn mà em gặp phải là khi gặp thời tiết như mưa, bão thì đi đường rất nguy hiểm. Thế nhưng học sinh ở bên Minh Châu rất là chăm ngoan, chịu khó, ham học. Đó chính là động lực để em bám lớp, bám trường, gắn bó với các con ở xã đảo này".

Tất cả mọi sự nỗ lực đều vì học sinh thân yêu. Sự lao động tận tụy, trách nhiệm và tình yêu nghề nghiệp của mỗi nhà giáo, mỗi cán bộ quản lý không chỉ mang đến những giờ học tốt, những bước trưởng thành của học sinh, mà còn góp phần gìn giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo.

Nhìn lại hành trình 70 năm qua, ngành giáo dục Thủ đô đã không ngừng phấn đấu, gặt hái những thành tựu đáng tự hào trong sự nghiệp trồng người, góp phần rèn đức luyện tài cho bao thế hệ chủ nhân tương lai của Thủ đô và đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.