Tên lửa Iran thách thức hệ thống phòng không của Israel
Quân đội Israel cho biết đã chặn được phần lớn các tên lửa của Iran nhưng một số quả trong số đó đã để lại “một vài tác động lên các tòa nhà”.
Một phóng viên của AP đã nhìn thấy khói bốc lên ở Tel Aviv sau một cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran. Một bệnh viện ở khu vực Tel Aviv cho biết họ đang điều trị cho 15 dân thường bị thương.

Cuộc tấn công là thách thức lớn đối với hệ thống phòng không của Israel, vốn từng đánh chặn các tên lửa được bắn từ Gaza, Liban, Syria, Iraq, Yemen và Iran kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào ngày 7/10/2023. Các tên lửa này bao gồm từ tên lửa tầm ngắn đến tên lửa tầm trung, từ máy bay không người lái tấn công đến tên lửa đạn đạo, loại được Iran sử dụng vào đêm 13/6.
Một quan chức Mỹ giấu tên khi thảo luận về các biện pháp này cho biết, các hệ thống phòng không mặt đất của Mỹ trong khu vực đã hỗ trợ Israel bắn hạ tên lửa của Iran. Nhưng phần lớn hoạt động phòng không của Israel trong năm qua đều do chính Israel thực hiện.
Trong nhiều thập kỷ, Israel đã phát triển một hệ thống tinh vi có khả năng phát hiện hỏa lực đang bay tới và chỉ triển khai nếu đạn hướng về trung tâm dân cư hoặc cơ sở hạ tầng quân sự hoặc dân sự nhạy cảm. Các nhà lãnh đạo Israel cho biết hệ thống này không được đảm bảo 100%, nhưng tin tưởng rằng nó có thể ngăn ngừa thiệt hại nghiêm trọng và vô số thương vong.
Sau đây là cái nhìn cận cảnh hơn về hệ thống phòng không nhiều lớp của Israel:
Arrow
Hệ thống Arrow được phát triển với Mỹ nhằm đánh chặn tên lửa tầm xa, bao gồm các loại tên lửa đạn đạo mà Iran phóng ngày 13/6. Arrow, hoạt động bên ngoài bầu khí quyển, cũng đã được sử dụng trong cuộc chiến hiện tại để đánh chặn tên lửa tầm xa do phiến quân Houthi phóng từ Yemen.

David’s Sling
Cũng được phát triển với Mỹ, David's Sling được dùng để đánh chặn các tên lửa tầm trung, chẳng hạn như tên lửa do Hezbollah ở Liban sở hữu. Hệ thống này đã được triển khai nhiều lần trong suốt cuộc chiến.

Iron Dome (Vòm sắt)
Hệ thống Vòm sắt do Israel phát triển với sự hậu thuẫn của Mỹ nhằm bắn hạ các tên lửa tầm ngắn. Hệ thống này đã đánh chặn hàng ngàn tên lửa kể từ khi được kích hoạt vào đầu thập kỷ trước, bao gồm hàng ngàn vụ đánh chặn trong cuộc chiến hiện tại chống lại Hamas và Hezbollah. Israel cho biết tỷ lệ thành công của nó là hơn 90%.

Iron Beam (Tia sắt)
Israel đang phát triển một hệ thống mới để đánh chặn các tên lửa đang đến bằng công nghệ laser. Được phát triển bởi Rafael Advanced Defense Systems và Elbit Systems, Iron Beam có thể tấn công với tốc độ ánh sáng từ phạm vi hàng trăm mét đến vài km.

Israel cho biết hệ thống này sẽ là một bước ngoặt vì nó sẽ rẻ hơn nhiều khi vận hành so với các hệ thống hiện có. Theo các báo cáo của phương tiện truyền thông Israel, chi phí cho một lần đánh chặn Iron Dome là khoảng 50.000 USD, trong khi các hệ thống khác có thể tốn hơn 2 triệu USD cho mỗi tên lửa. Ngược lại, mỗi lần đánh chặn của Iron Beam sẽ chỉ tốn vài USD, theo các quan chức Israel, nhưng hệ thống này vẫn chưa hoạt động.


Bộ trưởng Quốc phòng cùng Thủ tướng Israel đã chỉ thị cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tăng cường tấn công vào các mục tiêu chiến lược tại Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.
Triều Tiên nhấn mạnh quan hệ vững chắc với Nga, tái khẳng định tăng cường hợp tác song phương nhân kỷ niệm một năm ngày ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Moscow.
Israel không kích hàng loạt mục tiêu ở Thủ đô Tehran và gây ra nhiều vụ nổ lớn từ chiều đến tối muộn ngày 18/6, khiến xung đột Israel-Iran tiếp tục leo thang.
Bão Erick ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico đã thành cấp 1 và sẽ tiếp tục mạnh lên, có thể trở thành siêu bão trước khi đổ bộ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.
0