Thà thừa còn hơn thiếu
Hàn Quốc đưa tin, đã có khoảng 3.000 binh lính Triều Tiên tới Nga tham gia huấn luyện để rồi tham chiến cho Nga trong cuộc chiến tranh hiện tại giữa Nga và Ukraine.
Sau đó, NATO và Mỹ khẳng định đã có từ 10.000 đến 13.000 binh lính Triều Tiên được đưa sang Nga. Phía bên Ukraine xác nhận phát hiện binh lính Triều Tiên ở vùng Kursk của Nga. Cả Nga lẫn Triều Tiên đều chưa lên tiếng về vấn đề này.
Vụ việc gây rúng động trong bối cảnh Nga phê chuẩn Hiệp ước an ninh với Triều Tiên mà trong đó bao hàm cả cam kết của bên này hậu thuẫn quân sự cho bên kia trong trường hợp bên kia bị tấn công. Viện Friedrich Naumann của Đức công bố một công trình nghiên cứu, tra khảo với kết quả Triều Tiên đã nhận về từ Nga 5,5 tỷ USD thanh toán cung ứng vũ khí cho Nga kể từ khi bùng phát cuộc chiến tranh ở Ukraine.
Mới đây nhất, Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Cơ quan tình báo Hàn Quốc còn cho biết đã phát hiện những dấu hiệu về việc Triều Tiên có thể lại tiến hành thử hạt nhân vào thời điểm ngay trước ngày bầu cử tổng thống ở Mỹ. Sự xâu chuỗi những động thái này là nguyên cớ chính khiến phe Mỹ, NATO, Ukraine, Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia phương Tây quan ngại sâu sắc về mức độ liên thủ giữa Nga và Triều Tiên.
Phe này làm rùm beng vụ việc từ rất sớm và cả khi không đưa ra được chứng cứ xác thực nào về binh lính Triều Tiên được đưa sang Nga bởi lo ngại việc này sẽ tạo ra bước ngoặt mới về chính trị, pháp lý và trong chừng mực nhất định cả về quân sự trong cuộc chiến tranh ở Ukraine, đương nhiên là theo hướng có lợi cho Nga và bất lợi cho phe ấy. Triều Tiên vừa làm phép thử vừa tạo tiền lệ, một khi đã có tiền lệ thì thông lệ sẽ không để cho phải chờ đợi lâu. Ngăn chặn hình thành tiền lệ chính là một trong ba mục đích mà phe kia theo đuổi với việc vội vã làm to chuyện trên. Mục đích thứ hai là lợi dụng để làm cớ và chuẩn bị dư luận cho việc tiếp tục dần nới lỏng hơn nữa những hạn chế áp đặt cho Ukraine về sử dụng vũ khí được các đồng minh phương Tây cung ứng. Mục đích thứ ba là cảnh báo và răn đe Nga và Triều Tiên về khả năng Nga "trả ơn" Triều Tiên bằng trợ giúp Triều Tiên phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân. Hàn Quốc phản ứng quyết liệt nhất chủ yếu vì lo ngại khả năng này.
Phương châm hành xử của Mỹ, NATO, Hàn Quốc, Ukraine và đồng minh khi khuấy động như vậy là theo phương châm thà thừa còn hơn thiếu, thà nhầm lẫn còn hơn bỏ sót.


Bộ trưởng Quốc phòng cùng Thủ tướng Israel đã chỉ thị cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tăng cường tấn công vào các mục tiêu chiến lược tại Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.
Triều Tiên nhấn mạnh quan hệ vững chắc với Nga, tái khẳng định tăng cường hợp tác song phương nhân kỷ niệm một năm ngày ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Moscow.
Israel không kích hàng loạt mục tiêu ở Thủ đô Tehran và gây ra nhiều vụ nổ lớn từ chiều đến tối muộn ngày 18/6, khiến xung đột Israel-Iran tiếp tục leo thang.
Bão Erick ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico đã thành cấp 1 và sẽ tiếp tục mạnh lên, có thể trở thành siêu bão trước khi đổ bộ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.
0