Thế giới trải qua hai tháng nóng nhất
Nhiệt độ tăng vọt trên khắp hành tinh trong tháng trước, từ Siberia đến Nam Mỹ. Trrong đó, châu Âu cũng trải qua mùa Đông ấm thứ hai trong lịch sử. C3S cho biết trong nửa đầu tháng hai vừa qua, nhiệt độ toàn cầu hằng ngày ở mức “cao bất thường” với bốn ngày liên tiếp ghi nhận nhiệt độ trung bình cao hơn hai độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Điều này xảy ra chỉ vài tháng sau khi thế giới ghi nhận ngày đầu tiên vượt quá mức giới hạn đó.
Giám đốc C3S Carlo Buontempo nhận định đây là chuỗi ngày dài nhất có mức nhiệt cao hơn hai độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, đồng thời cho rằng tình trạng này rất “đáng chú ý”. Cũng theo C3S, nhiệt độ bề mặt nước biển cuối tháng trước trở nên cao nhất từ trước đến nay ở mức hơn 21 độ C, vượt qua mức nhiệt cực đoan trước đó ghi nhận hồi tháng 8/2023.

Đại dương bao phủ 70% diện tích hành tinh và hấp thụ 90% lượng nhiệt dư do tình trạng ô nhiễm carbon mà hoạt động của con người gây ra. Đại dương nóng lên đồng nghĩa với việc bầu khí quyển có nhiều hơi ẩm hơn, dẫn đến thời tiết ngày càng bất thường.


Bão Erick ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico đã thành cấp 1 và sẽ tiếp tục mạnh lên, có thể trở thành siêu bão trước khi đổ bộ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 18/6 đã quyết định giữ nguyên lãi suất chuẩn ở 4,25 - 4,50%, mức đã được duy trì từ tháng 12/2024.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo cứng rắn đối với Đức liên quan đến việc quốc gia này cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine.
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18/6 thông báo điều động thêm 2.000 binh sĩ đến khu vực Los Angeles, trong bối cảnh các cuộc biểu tình tại đây ngày càng căng thẳng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh Moscow không coi bất kỳ hoạt động tái vũ trang nào của NATO là mối đe dọa đối với Nga.
0