Thí sinh bắt đầu đăng ký thi đánh giá năng lực tại ĐHQG Hà Nội

Ngày 24/2, theo thông báo của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội), nhà trường mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực năm 2025.

Thời gian đăng ký thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu từ nay đến 16h30 ngày 28/2.

Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức 6 đợt thi tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Thí sinh đăng ký thi qua hệ thống trực tuyến, chọn địa điểm và ca thi. Lệ phí là 600.000 đồng, tăng 100.000 đồng so với năm ngoái, và phải nộp trong vòng 96 giờ sau khi đăng ký, nếu không ca thi sẽ bị hủy.

Bài thi gồm ba phần: Toán học - Xử lý số liệu (75 phút, 50 câu), Văn học - Ngôn ngữ (60 phút, 50 câu) và một phần thi tự chọn (Khoa học hoặc Tiếng Anh, 60 phút, 50 câu). Kết quả sẽ có sau 14 ngày và được sử dụng để xét tuyển tại khoảng 90 cơ sở giáo dục đại học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.