Thủ tướng đến Tokyo dự 50 năm quan hệ ASEAN – Nhật Bản

Đầu giờ chiều, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Haneda ở Thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN – Nhật Bản và tiến hành các hoạt động song phương tại Nhật Bản từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 2023 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Dự kiến trong chuyến công tác, cùng với dự các hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản, Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng không (AZEC) do Thủ tướng Nhật Bản chủ trì. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng có các cuộc gặp song phương với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế dự Hội nghị.

Thủ tướng cũng sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao Nhật Bản; thăm địa phương của Nhật Bản; làm việc, tọa đàm với các tập đoàn kinh tế của Nhật Bản; xúc tiến hợp tác lao động Việt Nam – Nhật Bản.

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; khẳng định vai trò, trách nhiệm và đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN hòa bình, thịnh vượng và quan hệ ASEAN – Nhật Bản ngày càng sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam về tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu; cam kết mạnh mẽ và đóng góp trách nhiệm của một Việt Nam; truyền đi thông điệp về một Việt Nam hòa hiếu, chân thành, tin cậy, sẵn sàng tăng cường quan hệ hữu nghị, đối thoại và hợp tác cùng có lợi, xây dựng môi trường khu vực và quốc tế hòa bình, ổn định với các nước.

Đặc biệt, chuyến công tác cũng cụ thể hóa, triển khai giai đoạn hợp tác mới trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới với Nhật Bản; tạo động lực mạnh mẽ cho việc tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho hai đất nước, nhân dân hai nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.

Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.