Thủ tướng dự lễ trao giải Nhân tài Đất Việt năm 2023
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2023 với chủ đề “Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo” bao gồm 5 lĩnh vực: Công nghệ số, Khoa học công nghệ, Y - Dược, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khuyến học - Tự học thành tài. Trong đó, lĩnh vực Công nghệ số vẫn là lĩnh vực cốt lõi.
Tại Lễ trao giải, Ban Tổ chức Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2023 đã trao:
- 1 giải Nhất thuộc về sản phẩm phần mềm số hóa và mô phỏng DKS Sinova
- 2 giải Nhì
- 3 giải Ba
- 3 giải Khuyến khích
- Trong lĩnh vực Y dược: 4 Giải thưởng dành cho 4 nhóm tác giả
- Trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 2 Giải thưởng dành cho 2 nhóm tác giả
- Trong lĩnh vực Tự học Thành tài: 5 Giải thưởng cho 5 cá nhân.
Nét nổi bật của mùa giải năm nay là có sự tham gia của các trường đại học. Điều này thể hiện chủ trương đầu tư xây dựng và phát triển các trường đại học nghiên cứu là hoàn toàn đúng đắn.
Giải thưởng “Nhân tài Đất Việt” do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam khởi xướng đến nay đã qua 17 mùa trao giải thành công. Đây là Giải thưởng nhằm tìm kiếm và tôn vinh tài năng trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản: Công nghệ thông tin, Khoa học - công nghệ, Y - dược, nông nghiệp, môi trường, các giải thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin là nòng cốt.
Tính đến nay, giải thưởng đã thu hút trên 7.500 tác giả, nhà khoa học với hơn 3.600 sản phẩm và công trình khoa học dự thi. Giải đã tôn vinh 210 sản phẩm công nghệ thông tin và công trình khoa học, trong đó có 50 sản phẩm được áp dụng triển khai ra thị trường khu vực và thế giới.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0