Thủ tướng Nhật Bản thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt-Nhật

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã tới thăm Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội vào chiều 28/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Đây là sự kiện mang ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giáo dục và nghiên cứu giữa hai quốc gia. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân cùng tham dự sự kiện.

Được thành lập từ sáng kiến chung của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Nhật Bản, Trường Đại học Việt Nhật theo đuổi mô hình đại học nghiên cứu hiện đại, với triết lý giáo dục khai phóng. Chuyến thăm của Thủ tướng Shigeru Ishiba diễn ra trong bối cảnh dự án xây dựng Trường Đại học Việt Nhật vừa được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, nhằm phát triển cơ sở này thành trường đại học đạt chuẩn quốc tế.

Tại sự kiện, Thủ tướng Shigeru Ishiba, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân, cùng Hiệu trưởng Furuta Motoo đã có những phát biểu quan trọng, nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu. Đại học Quốc gia Hà Nội cam kết sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng Trường Đại học Việt Nhật thành một trung tâm kết nối toàn diện Việt – Nhật, đào tạo nhân tài cho cả hai nước cũng như phát triển quan hệ học thuật Việt – Nhật trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội và trên cả bình diện quốc tế, chẳng hạn như diễn đàn các trường Đại học Đông Á Besetoha đã có truyền thống từ năm 1999.

Trong khuôn khổ chương trình, Thủ tướng Nhật Bản đã giao lưu với sinh viên, học viên tiêu biểu của Trường Đại học Việt Nhật. Chuyến thăm không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ Nhật Bản tới sự phát triển của Trường Đại học Việt Nhật, mà còn góp phần thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhân lực cho tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.