Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 12/12

Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ ba của ông Tập Cận Bình trên cương vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc. Hai lần trước đó vào các năm 2015 và 2017. Việt Nam là quốc gia thứ hai ông Tập Cận Bình đến thăm trong năm 2023 mà không kết hợp các hoạt động đa phương.
Chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 15 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Kể từ đó đến nay, quan hệ hai nước ngày càng phát triển theo hướng thực chất, hiệu quả với những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực.
Thời gian qua, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tổng thể duy trì đà phát triển ổn định và đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2022.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Lãnh đạo cấp cao hai bên duy trì các hình thức trao đổi, tiếp xúc linh hoạt, các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao được tích cực triển khai, đồng thời giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng được duy trì thường xuyên. Trong các cuộc trao đổi, Trung Quốc thể hiện rõ hơn sự coi trọng quan hệ với Việt Nam. Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc bày tỏ mong muốn cùng với phía Việt Nam thực hiện tốt nhận thức chung quan trọng giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhất là Tuyên bố chung trong chuyến thăm tháng 10/2022, thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước phát triển ổn định, lành mạnh trong giai đoạn mới.
Hợp tác Việt Nam – Trung Quốc trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch cũng đạt được nhiều kết quả thực chất.
Trung Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc xét theo tiêu chí quốc gia (sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc). Trong lĩnh vực đầu tư, chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2023, đầu tư của Trung Quốc đạt hơn 2,5 tỷ USD với 555 dự án, là nhà đầu tư FDI lớn thứ 4 tại Việt Nam. Trung Quốc cũng nhiều năm dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam. Từ tháng 02/2020, do dịch Covid-19 bùng phát, hợp tác du lịch giữa hai nước tạm thời bị gián đoạn. Tuy nhiên, năm 2023, đà du lịch phục hồi, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã đón 1,3 triệu lượt khách Trung Quốc, đứng thứ 2 trong số các thị trường đưa khách đến Việt Nam.


Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.
Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
0