Toyota và Mercedes gọi sửa chữa trên toàn cầu
Hãng xe Nhật Bản Toyota sẽ tiến hành hồi xưởng 661.663 xe gồm các mẫu: Tacoma, Tundra, Tundra Hybrid, Lexus LX600, và Sequoias được sản xuất từ năm 2022 đến năm 2024.Nguyên nhân của đợt gọi sửa chữa này là do hộp cầu phía sau của một số xe có thể chứa phế liệu hàn tồn đọng lại trong quá trình sản xuất. Điều này có thể khiến các đai ốc giữ bị lỏng và sẽ khả năng bị tuột, làm giảm hiệu suất phanh dẫn đến việc làm tăng nguy cơ gây tai nạn.
Đối với hãng xe nước Đức - Mercedes, phải tiến hành hồi xưởng 75.159 chiếc thuộc các mẫu: E-Class, CLS và AMG GT 4-Door Coupe. Tất cả các đều được sản xuất tại nhà máy ở Đức từ ngày 1/7/2021 đến ngày 6/4/2023.Nguyên nhân của đợt triệu hồi này là do hệ thống điện, bu-lông của tiếp điểm âm trong khoang động cơ có thể không được siết chặt đúng cách và gây ra tình trạng tăng điện trở tại vị trí này, dẫn đến nguy cơ gây ra hỏa hoạn.
Vào tháng 9/2023, Mercedes-Benz E-Class cũng bị triệu hồi trên toàn cầu với số lượng hơn 11.000 chiếc do tính năng cảnh báo mở cửa có thể gặp sự cố dẫn đến không cảnh báo cho người lái cũng như hành khách về các phương tiện đang tiến đến gần xe.


Việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid được kỳ vọng mở ra cơ hội tiếp cận với công nghệ xanh, góp phần giảm gánh nặng chi phí mua ô tô hybrid.
Xiaomi SU7 Ultra tạo nên địa chấn khi bất ngờ phá vỡ kỷ lục của Porsche tại đường đua Nürburgring, khẳng định vị thế mới trong làng xe điện hiệu suất cao.
Toyota đã giới thiệu mẫu xe đua GR LH2 chạy bằng hydro dạng lỏng tại giải đua Le Mans 2025.
Không ít vụ tai nạn giao thông đã xảy ra vì người lái xe va chạm, trượt ngã trên đống rơm rạ phơi ven đường.
Toyota và Subaru đang phải đối mặt với một vụ kiện tập thể của khách hàng về việc pin 12V trên các mẫu xe điện bZ4X và Solterra thường xuyên gặp sự cố tại thị trường Mỹ.
Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Mỹ đã giảm hơn 72% trong tháng 5, báo hiệu giai đoạn khó khăn cho ngành ô tô Mỹ.
0