TP.HCM sẽ có cổng thông tin điện tử về dạy thêm, học thêm
Đây là cơ sở để các cấp quản lý cùng xã hội quản lý, giám sát việc thực hiện dạy thêm, học thêm đúng quy định.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, việc xây dựng dự thảo quy định dạy thêm, học thêm đang được lấy ý kiến và dự kiến ban hành vào cuối tháng 2/2025. Cùng với đó, thành phố sẽ xây dựng cổng thông tin điện tử để cung cấp thông tin về giáo viên, mức học phí, các môn dạy thêm, thời lượng dạy tại các trung tâm dạy thêm.
Ghi nhận tại Trường THPT Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình, TP.HCM, từ ngày Thông tư 29 có hiệu lực thi hành đến nay, nhà trường đã nhận được báo cáo của bốn giáo viên về việc đăng ký dạy thêm ngoài nhà trường, theo mẫu phụ lục 3 đính kèm Thông tư 29. Các giáo viên này đăng ký dạy thêm tại các trung tâm đã được cấp phép hoặc đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Cô Đoàn Thị Thu Hoài - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình, TP.HCM - chia sẻ: “Chúng tôi sẽ làm đúng với Thông tư 29 về quy định dạy thêm, học thêm. Thầy cô sẽ không được dạy các học sinh đang giảng dạy tại lớp của mình, mà dạy thêm ở ngoài trung tâm thì sẽ hợp tác với trung tâm đó và có báo cáo với chúng tôi là dạy ở đâu, địa điểm như thế nào, giá tiền ra sao hoặc danh sách học sinh công khai".
Nhiều giáo viên thuộc Trường Tiểu học Đặng Trần Côn, quận 4, TP.HCM, cũng chia sẻ, thực hiện nghiêm túc quy định của Thông tư 29 trong việc không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Thầy Lê Thanh Phú, giáo viên lớp 4, Trường Tiểu học Đặng Trần Côn, quận 4, TP.HCM, cho hay: “Cũng như là Thông tư 17 năm 2012, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục năm 2024 cũng được nhà trường quán triệt sâu sắc từ trong các cuộc họp hội đồng sư phạm".
Với cổng thông tin sắp tới, các trung tâm, cơ sở dạy thêm, học thêm đã được cấp giấy phép kinh doanh có nghĩa vụ cập nhật thông tin về cơ sở dạy thêm từ giấy phép kinh doanh, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tổ chức những môn học, học phí cụ thể.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0