Trải nghiệm Tết Hà Nội xưa và nay

Sáng 24/1, thầy và trò trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình đã hào hứng tham gia Lễ hội Văn hóa dân gian 2025 với chủ đề “Tết Hà Nội xưa và nay – Làng nghề truyền thống – Người kể chuyện thời gian”.

Đón Xuân Ất Tỵ 2025, nhiều hoạt động vui xuân gắn với văn hoá truyền thống của dân tộc đã được nhà trường tổ chức sôi nổi. Với nhiều trường phổ thông, ngoài việc truyền thụ kiến thức, thì các hoạt động ngoại khóa cũng là một nội dung trong mục tiêu giáo dục toàn diện, là sân chơi bổ ích đem đến cho học sinh những kiến thức về kỹ năng sống, nuôi dưỡng những giá trị tinh thần đáng trân quý để các em có tri thức và sống đẹp.

Lễ hội Văn hóa dân gian được tổ chức thường niên, đã trở thành đặc trưng, mang bản sắc và thương hiệu riêng của Trường THCS Thăng Long. Mỗi năm đều có một chủ đề gắn với ngày Tết cổ truyền của từng vùng miền, dân tộc. Đây là cơ hội để học sinh được tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa độc đáo của đất và người trên quê hương Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia khác.

Năm nay, với chủ đề “Tết Hà Nội – Xưa và nay - Làng nghề truyền thống – Người kể chuyện thời gian” cùng chuỗi hoạt động diễn ra liên tiếp trong những ngày đón xuân mới, lễ hội hướng về Hà Nội, mảnh đất kinh kỳ mang đậm bản sắc văn hóa.

Các em học sinh đã đến với một không gian văn hóa rực rỡ sắc màu của làng nghề truyền thống, nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian, để từ đó thêm hiểu, thêm yêu Hà Nội, yêu quê hương, đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.