Trao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục

Tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề xuất “Trao quyền tuyển dụng và sử dụng nhà giáo cho chính ngành giáo dục” được kỳ vọng có thể trở thành bước ngoặt, giúp tháo gỡ vướng mắc trong quản lý nhân sự giáo viên.

Thực tế hiện nay, quy trình tuyển dụng giáo viên vẫn do ngành nội vụ quản lý, khiến nhiều trường gặp khó khăn trong việc chủ động bổ sung nhân sự phù hợp. Để giải quyết tình trạng này, nhiều đại biểu cho rằng, giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo sẽ tháo gỡ các nút thắt cả về số lượng và chất lượng nhà giáo thời gian qua.

Tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu ý kiến: "Dù tự chủ hoặc chưa tự chủ, ta hiện đang đổi mới phân cấp, phân quyền triệt để. Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, cơ quan quản lý đừng tham gia vào. Đây là chủ trương đổi mới, phân cấp, phân quyền triệt để, tuyển không đúng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Quan điểm này cho thấy sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy quản lý giáo dục. Tuy nhiên, ban soạn thảo dự án luật cho rằng, không thể áp dụng một cách đồng loạt tại tất cả các địa phương, bởi mỗi vùng miền có những đặc thù riêng về nguồn lực và điều kiện triển khai.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: "Nhiều ý kiến nêu có liên quan đến vấn đề tuyển dụng theo tinh thần phân cấp. Tuy nhiên, tại 63 tỉnh, thành với hơn 50.000 cơ sở giáo dục thì quy mô rất khác nhau. Cùng là một cơ sở giáo dục nhưng một trường mầm non và một trường trung học rất khác nhau; một trường trung học ở khu vực Hà Nội với một trường trung học ở khu vực miền núi là rất khác nhau. Vì thế, đối với những cơ sở giáo dục có đủ sức, có thể gánh được, chúng ta nên mạnh dạn phân cấp và giao cho họ. Ở những khu vực khác, chúng ta cũng nên linh hoạt hơn trong việc tổ chức này".

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất việc giao thẩm quyền cho ngành giáo dục để chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý, phát triển nhà giáo đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ; thống nhất giao Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước của từng bộ, ngành liên quan, nhất là việc giao thẩm quyền quản lý Nhà nước về nhà giáo ở các địa phương cho UBND cấp tỉnh. Trong đó, quy định rõ vai trò chủ trì tham mưu của ngành giáo dục trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nhà giáo trên địa bàn theo quy định.

Từ phía các cơ sở giáo dục, nhiều trường học mong chờ chính sách này có thể chủ động hơn trong việc đảm bảo đội ngũ giáo viên, tránh tình trạng thiếu hụt kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Trao quyền tuyển dụng cho ngành giáo dục là một giải pháp mang tính chiến lược, giúp ngành chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đi cùng với đó là trách nhiệm minh bạch, công bằng và hiệu quả. Khi Luật Nhà giáo được thông qua, đây sẽ là bước tiến lớn trong quản lý nhân sự giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.