Trợ giúp pháp lý miễn phí cho 2,3 triệu người

Với dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hà Nội đã và đang là chỗ dựa tin cậy đối với người yếu thế, đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.

Những đối tượng trong diện được trợ giúp pháp lý như: người lớn tuổi, trẻ em, người khuyết tật, nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình,… đều được Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hà Nội hướng dẫn, giải đáp tận tình.

Bà Phan Thị Thu Trang - Phó Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hà Nội - cho biết: “Công tác trợ giúp pháp lý miễn phí sẽ đảm bảo lợi ích tối đa cho các đối tượng, đa phần là đối tượng yếu thế, họ là những người khó khăn, hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ. Khi bị vướng mắc, bản thân họ không đủ kiến thức để bảo vệ mình. Việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí sẽ giúp họ hiểu biết hơn về pháp luật để có hành xử đúng nhất trong từng trường hợp”.

Một cuộc gọi đến Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố cũng có thể là từ những cảnh sát cần phối hợp điều tra, cụ thể như trường hợp của Đội điều tra ma túy, Công an quận Tây Hồ. Nội dung được gọi đến Trung tâm như sau: "Tôi là Hội, Đội điều tra ma túy, Công an quận Tây Hồ, chúng tôi vừa bắt giữ khẩn cấp hai đối tượng tàng trữ, buôn bán ma túy. Trong đó có đối tượng dưới 18 tuổi, cần điều phối người xuống thực hiện công tác trợ giúp pháp lý".

Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân - Trưởng chi nhánh số 4, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hà Nội - cho biết: “Các trợ giúp viên pháp lý luôn phải linh động về mặt thời gian và đảm bảo có thể tiếp cận vụ việc một cách nhanh chóng, đồng thời đảm bảo lợi ích của người cần trợ giúp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng luôn sẵn lòng để phối hợp điều tra hình sự”.

Với các cán bộ thực hiện công tác trợ giúp pháp lý, bất kỳ ai cũng chuẩn bị sẵn tinh thần nhận nhiệm vụ, lên đường bất kỳ lúc nào, ngay cả khi đó là giữa đêm hay những dịp lễ, Tết.

Đặc biệt, sau khi Sở Tư pháp và Công an Thành phố Hà Nội ký kết chương trình phối hợp trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự, công tác trợ giúp pháp lý của các trợ giúp viên phải đảm bảo trực 24/24.

Bà Nguyễn Thị Nga - Trợ giúp viên pháp lý chi nhánh số 4, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hà Nội - cho biết: “Ngoài công việc chính như tố tụng, tư vấn pháp luật thì khi cơ quan Công an thông báo, chúng tôi cần có mặt kịp thời. Có khi thời gian buổi tối muộn, chúng tôi cũng cố gắng có mặt để phối hợp với cơ quan điều tra”.

Hơn 2,3 triệu người dân đã được bảo vệ miễn phí, trong đó có nhiều vụ thành công, hiệu quả cao. Chỉ tính riêng trong năm 2024, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hà Nội đã tiếp nhận và thực hiện công tác trợ giúp pháp lý đối với 3284 vụ việc.

Trải qua hơn 27 năm hình thành và phát triển, hoạt động trợ giúp pháp lý đã thực sự đi vào đời sống, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và các đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài khẳng định Hà Nội luôn đánh giá cao sự phối hợp tích cực, hiệu quả của của các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình phát triển của Thủ đô.

Bị cáo Nghiêm Quang Minh - chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong đã hầu toà phúc thẩm vào chiều 19/6.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị “hỏi nhanh, đáp gọn”, mỗi đại biểu chỉ chất vấn một vấn đề trọng tâm tại phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.

Thẩm mỹ viện quốc tế Gangnam (Gia Lai) bị đình chỉ sau vụ một người dân bị biến chứng nặng nề khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở này.

Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn vào sáng nay, 19/6. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.

Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.