Trump áp thuế đối với thép và nhôm nhằm mục đích gì?

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/2 (theo giờ Mỹ) cho biết ông sẽ áp mức thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, ngoài mức thuế hiện tại đối với các kim loại này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang coi việc áp thuế quan bảo hộ thương mại là công cụ thần diệu phục vụ mục tiêu đối ngoại và kinh tế đối ngoại.

Ông áp thuế quan đối với Canada và Mexico rồi hoãn thực hiện. Ông làm vậy với Trung Quốc và bị phía Trung Quốc trả đũa ngay lập tức. Trump doạ áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với EU và nhóm Brics nhưng vẫn để đấy. Mới nhất, ông Trump cho biết sẽ áp thuế quan bảo hộ 25% đối với thép và nhôm của tất cả các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, đồng thời áp "thuế có đi có lại" đối với tất cả hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Mỹ, tức là hàng hoá của Mỹ bị bên ngoài đánh thuế bao nhiêu thì đánh thuế bấy nhiêu đối với hàng hoá của bên ngoài.

Ông Trump đã bộc lộ lòng mến mộ và sự tin cậy đặc biệt vào việc áp thuế quan bảo hộ thương mại. Ở nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ trước, ông Trump đã áp thuế quan bảo hộ đối với thép và nhôm của Canada, Mexico và Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Hiên tại, ông Trump dùng vũ khí cũ chơi cuộc chơi cũ về bản chất nhưng mới về phạm vi đối tượng người chơi.

Mục đích của ông Trump là bảo hộ ngành công nghiệp sản xuất thép và nhôm ở Mỹ. Nước Mỹ vốn đã từng có ngành công nghiệp sản xuất thép và nhôm rất phát triển nhưng sa sút nghiêm trọng vì năng suất thấp, sản lượng giảm, chi phí sản xuất cao và công nghệ chậm được hiện đại hoá, lại bị cạnh tranh khốc liệt với các đối tác bên ngoài.

Ông Trump dựng hàng rào thuế quan bảo hộ thương mại để giải cứu ngành công nghiệp này, duy trì công ăn việc làm, tự chủ về cung ứng thép và nhôm phục vụ cho ngành công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ. Ông Trump cho rằng khía cạnh lợi ích an ninh quốc gia đặc biệt nổi bật ở đó đối với nước Mỹ.

Ngoài ra, mục đích của ông Trump là giảm mức độ nhập siêu của Mỹ về thép và nhôm, cũng như tạo công cụ và cách thức gây và gia tăng áp lực với các đối tác của Mỹ để buộc các đối tác này phải nhượng bộ Mỹ trong những vấn đề khác. Áp thuế quan bảo hộ thương mại và "đánh thuế có đi có lại" đã được ông Trump coi là công cụ và vũ khí đắc dụng nhất để đồng hoá  "Nước Mỹ trước hết" với "Nước Mỹ trên hết".

Thuế quan bảo hộ thương mại như ngọn lửa rơm vậy, dễ cháy và chóng cháy to nhưng lửa lụi tàn nhanh.

Các đối tác của Mỹ sẽ trả đũa Mỹ và sẽ tìm kiếm thị trường khác khiến Mỹ sớm gặp khó khăn cả về sản xuất ở trong nước lẫn xuất khẩu, giá cả và thất nghiệp sẽ tăng ở Mỹ.

Nước Mỹ của ông Trump không đủ mạnh và uy để gò ép được cả thế giới nghe theo hiệu lệnh của Mỹ. Bản thân ông Trump hay quyết định theo ngẫu hứng và thường dễ thay đổi. Do đó, chuyện này tuy đã được ông Trump quyết vậy nhưng chắc sẽ không được như ông Trump mong muốn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Quốc phòng cùng Thủ tướng Israel đã chỉ thị cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tăng cường tấn công vào các mục tiêu chiến lược tại Iran.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Triều Tiên nhấn mạnh quan hệ vững chắc với Nga, tái khẳng định tăng cường hợp tác song phương nhân kỷ niệm một năm ngày ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Moscow.

Israel không kích hàng loạt mục tiêu ở Thủ đô Tehran và gây ra nhiều vụ nổ lớn từ chiều đến tối muộn ngày 18/6, khiến xung đột Israel-Iran tiếp tục leo thang.

Bão Erick ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico đã thành cấp 1 và sẽ tiếp tục mạnh lên, có thể trở thành siêu bão trước khi đổ bộ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.