Trường Đại học đầu tiên có ngành Game
Để đáp ứng nhu cầu của học sinh, sinh viên trong nước, những bạn có đam mê về lĩnh vực này sẽ không cần phải chờ đợi hay tìm cách để du học tại nước ngoài. Tại sự kiện công bố các hoạt động trong khuôn khổ Triển lãm Game Quốc tế 2024, ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) tiết lộ, từ tháng 9/2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ chính thức tuyển sinh với số lượng 200 sinh viên chuyên ngành về Game (Trò chơi điện tử).

Trước đó, trong cuộc họp báo tháng 4/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Lê Quang Tự Do đã một lần nữa khẳng định quan điểm của cơ quan này là quản lý, thúc đẩy ngành Game phát triển lành mạnh.

Theo ông Lê Quang Tự Do cho biết: "Ngành Game ở đây không phải là ngành chơi Game. Rất nhiều người đã có lầm tưởng, định kiến như vậy về ngành này. Ngành Game là hệ sinh thái sản xuất Game, phát hành Game và các hoạt động liên quan đến Game. Ở nhiều nước, Game là ngành công nghiệp không khói chủ lực trong thời đại 4.0".

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã kết nối với Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học FPT, Đại học Bách khoa Hà Nội và nhiều trường đại học khác để trong 5 năm tới bổ sung đào tạo chuyên ngành Game.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0