Trường nghề khó tuyển sinh

Công tác tuyển sinh của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đang đối mặt khó khăn với nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt khi thông tin tuyển sinh của trường không hiện trên Cổng thông tin của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Chiều 1/4, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024” làm việc với Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, nhưng quản lý chuyên môn trực thuộc ngành dọc về đào tạo nghề của Bộ Lao động Thương binh Xã hội (trước tháng 3/2025). Do đó, công tác tuyển sinh cũng gặp khó khăn với nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là về thông tin truyền thông, tuyển sinh của các trường nghề không có trên Cổng thông tin của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Hơn nữa, việc mở mã nghề mới gặp khó khăn do các quy định về trang thiết bị đào tạo tối thiểu, tiêu chuẩn nhà giáo,… của giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, quy mô đào tạo của trường trong 3 năm gần đây đều giảm mạnh, riêng năm học 2023 - 2024 giảm tới 30%.

Các ý kiến tại buổi làm việc đề nghị, cần tăng cường tuyên truyền trên các kênh Trung ương về các chính sách hỗ trợ người học nghề để thu hút người tham gia học nghề; sửa đổi thông tư 05/2023 quy định về ngành nghề nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, nên mở rộng thâm ngành nghề để người học được hưởng chế độ giảm 70% học phí cho nhóm ngành cơ khí và cơ kỹ thuật. Bên cạnh đó, cần có các định hỗ trợ, tạo điều kiện các nhà trường đẩy mạnh hợp tác quốc tế; sửa đổi và ban hành thông tư về định mức kinh tế kỹ thuật tối thiểu đối với các ngành nghề mới. Đồng thời, đề nghị thành phố có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Hà Nội tham gia các chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.