Ukraine không thể kỳ vọng nhiều ở phương Tây
Được đưa vào sử dụng từ năm 1970, Marder là loại xe bọc thép hạng nhẹ dùng để vận chuyển quân. Vũ khí chính được trang bị trên xe là pháo 20 ly. Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck cho rằng Đức nên gửi "tất cả các xe bọc thép Marder đang hoạt động" tới Ukraine. Ông Habeck không nói rõ Đức còn bao nhiêu xe loại này. Đức từng trang bị hàng trăm chiếc Marder nhưng đã loại bỏ dần các loại vũ khí thời Chiến tranh lạnh để chuyển sang sử dụng những chiếc xe dòng Pumas mới hơn.
Theo Hãng tin Reuters, đã có nhiều lời kêu gọi từ bên trong liên minh ba bên của Thủ tướng Đức Olaf Scholz rằng Đức nên tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Pháp, một đồng minh của Đức ở Liên minh Châu Âu, ngày 4/1 thông báo sẽ giao cho Ukraine xe tăng hạng nhẹ AMX-10RC.
Người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết: “Mỹ cũng sẽ huấn luyện quân nhân Ukraine về xe bọc thép Bradley. Việc huấn luyện sẽ diễn ra tại các doanh trại của Mỹ trên đất Đức hay ở Mỹ thì tôi không biết. Pháp thông báo viện trợ cho Ukraine sớm hơn Đức và Mỹ một ngày. Đây không phải là quyết định bất ngờ".
Thủ tướng Đức Scholz đã tăng chi tiêu quốc phòng và gửi viện trợ và vũ khí cho Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, nhưng đôi khi do dự về việc cung cấp vũ khí mạnh cho Ukraine vì sợ có nguy cơ xung đột trực tiếp với Nga.
Dù những vũ khí được gửi đến Ukraine được đánh giá là hiện đại và có năng lực mạnh, nhưng các quan chức các nước gửi viện trợ cũng không giấu diếm một thực tế rằng họ đang dần loại bỏ các loại vũ khí như xe bọc thép Bradley ra khỏi kho vũ khí của mình để sản xuất các loại vũ khí mới, tối tân hơn trong quá trình hiện đại hóa quân đội.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc các nước phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ càng làm trầm trọng thêm cuộc xung đột hiện nay. Còn Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga, ông Vladimir Dzhabarov cho rằng việc Washington cấp vũ khí cho Kiev làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột giữa Nga và NATO do Mỹ dẫn đầu. Theo ông Dzhabarov, Washington đã đẩy thế giới đến bờ vực của cuộc Thế chiến thứ ba.


Israel không kích hàng loạt mục tiêu ở Thủ đô Tehran và gây ra nhiều vụ nổ lớn từ chiều đến tối muộn ngày 18/6, khiến xung đột Israel-Iran tiếp tục leo thang.
60 máy bay chiến đấu của Không quân Israel đã thực hiện “một loạt các cuộc không kích” nhằm vào hơn 20 địa điểm quân sự ở Tehran.
Ít nhất 59 người đã thiệt mạng và 221 người bị thương khi các xe tăng Israel bắn vào đám đông đang cố gắng lấy viện trợ từ các xe tải ở Gaza vào ngày 17/6.
Triều Tiên sẽ cử 1.000 công binh và 5.000 công nhân xây dựng quân sự sang Nga để hỗ trợ khôi phục cơ sở hạ tầng tại vùng Kursk - nơi bị ảnh hưởng trong cuộc xung đột với Ukraine.
Truyền thông khu vực Trung Đông ngày 18/6 đồng loạt đưa tin về các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường hiện diện quân sự tại Trung Đông.
Khi Vòm sắt và toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel phải đối diện với một đối thủ nghiêm túc là Iran, nó lập tức để lộ ra những điểm yếu của mình.
0