Về Cổ Loa trải nghiệm bắn nỏ thần

Sản phẩm du lịch mới của Hà Nội khiến du khách tò mò, bởi di tích lịch sử Cổ Loa, huyện Đông Anh không xa lạ với nhiều người. Những câu chuyện về An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Mỵ Châu-Trọng Thủy, cùng truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha, vốn đã đi vào tâm thức của hàng triệu người Việt Nam. Vậy, “Tìm về kinh đô người Việt cổ” có gì mới đang thu hút du khách trong và ngoài nước?

Nhà trưng bày hiện vật khu di tích Cổ Loa là điểm dừng chân đầu tiên của chuyến hành trình thăm quan của hai đoàn khách du lịch này. Nơi trưng bày gần 300 hiện vật và hình ảnh tiêu biểu được sưu tầm, phát hiện và khai quật tại Cổ Loa, được sắp xếp theo tiến trình lịch sử từ thời kỳ dựng nước cho đến ngày nay.

Thong dong tham quan những chứng tích còn sót lại của ba vòng thành, Ngự Triều Di Quy (đình Cổ Loa), am Bà Chúa (nơi thờ công chúa Mỵ Châu), đền thờ Cao Lỗ, đền thờ An Dương Vương, du khách có cảm giác yên bình, lắng đọng.

Điểm mới của tìm về Kinh đô người Việt Cổ ở Khu di tích Cổ Loa, chính là việc du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động mà trước kia chưa từng có. Đó là được trực tiếp làm mũi tên đất, từ mô phỏng bộ khuôn mũi tên được các nhà khoa học tìm thấy ở Cổ Loa đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm bắn nỏ ở ngự xạ đài mô phỏng.

Ngoài ra, du khách sẽ được trải nghiệm cách làm và thưởng thức món bún xào cần Mạch Tràng nổi tiếng. Tương truyền, món bún xào cần được dân làng làm trong đám cưới của công chúa Mỵ Châu và Trọng Thủy, kể từ đó đây là món ăn truyền thống và đặc sản của người Cổ Loa không thể thiếu trong các dịp lễ, tết quan trọng của địa phương. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND xã Bình Minh, huyện Thanh Oai sáng 8/6 đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp thành phố cho Nhà thờ họ Bùi, thôn Minh Kha, xã Bình Mình.

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam đã ra đời cách đây gần 80 năm, giữa núi rừng ATK Việt Bắc.

Vụ việc Ngai và triều Nguyễn và Lăng mộ vua Lê Túc Tông bị xâm hại cho thấy những lỗ hổng đáng lo ngại trong công tác bảo tồn, quản lý di sản.

Hà Nội - thành phố của những kiến tạo văn hóa, kiến trúc, ký ức không gian đô thị chất chồng, hiện diện trên từng góc phố, từng mái nhà.

Hoàng thành Thăng Long là một trong những điển hình của việc Việt nam rất bám sát quy trình bảo vệ giá trị di sản thế giới.

Phố Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm) tập trung nhiều công trình kiến trúc đẹp, gắn liền với lịch sử phát triển của Hà Nội, do đó còn được gọi là phố Tây giữa lòng Thủ đô.