Vi phạm an toàn đường sắt bất chấp nguy hiểm

Điểm chợ cóc ở phường Cổ Nhuế 2 họp sát đường tàu, bất chấp nguy hiểm có thể đến bất cứ lúc nào.

Ở phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, nhiều người thản nhiên  qua lại họp chợ cạnh đường ray.

Thản nhiên băng qua đường tàu.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, phường Cổ Nhuế 2, cho hay: "Quá nguy hiểm. Tàu hỏa nó đến không chạy kịp là gây nguy hiểm chết người. Nhiều lúc người ta cứ thấy có tàu là người ta chạy đi, không có thì người ta lại về".

Hành lang đường sắt  đang bị chiếm dụng bất chấp biển cấm. Thậm chí, hàng rào barie cũng bị tận dụng làm chỗ phơi quần áo nhếch nhác.

Hành lang đường sắt đang bị chiếm dụng.

Chị Đỗ Phương Thảo, phường Cổ Nhuế 2, cho biết: "Nếu mà cứ buôn bán ở đây thì nhiều khi đi lại, nhiều vụ tai nạn xảy ra thì rất là nguy hiểm. Nhưng bà con ở đây vì cuộc sống mưu sinh thôi, nói chung là họ cũng không ý thức được nguy hiểm tiềm ẩn như thế nào".

Đài Hà Nội từng phản ánh về tình trạng này. Thiếu sự kiểm tra, xử lý, khiến những chiếc biển đặt tại khu vực này trở nên thừa thãi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.

Người dân nên rời khỏi xe, di chuyển ra phía sau lan can đường hoặc khu vực xa làn đường xe chạy khi xe gặp sự cố - đại diện Cục Cảnh sát Giao thông cho biết.

Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ vụ việc sản xuất, buôn bán yến chưng giả trị giá trên 900 triệu đồng cho công an điều tra.

Cựu Chủ tịch Công ty Sơn Lâm Phạm Văn Cách bị cáo buộc đút lót 71,1 tỷ đồng cho 18 cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để được tiêu thụ thuốc.

37 bị cáo là “quái xế” 16-18 tuổi được TAND quận An Dương (Hải Phòng) đưa ra xét xử lưu động về vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trong hai ngày 18-19/6.

Công an tỉnh đã khởi tố Giám đốc công ty sản xuất cà phê giả tại Quy Nhơn, với thủ đoạn sản xuất cà phê giả pha lẫn đậu nành.