Cần 2000 tỷ để đào tạo nhân lực đường sắt cao tốc

Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho rằng để thu hút được người học chất lượng đăng ký các chuyên ngành phục vụ đường sắt tốc độ cao, Ngân sách Nhà nước cần bố trí khoảng 2.000 tỷ đồng.

Theo Cục Đường sắt Việt Nam, hệ thống đào tạo hiện hữu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế (thiếu chương trình đào tạo chuyên sâu, chưa cập nhật theo công nghệ đường sắt hiện đại như tàu ngầm, tàu cao tốc…). Toàn bộ nhân lực xây dựng, vận hành các tuyến đường sắt mới, đặc biệt là tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đều phải qua đào tạo cơ bản với trình độ đại học trở lên.

Để thu hút được người học chất lượng đăng ký các chuyên ngành phục vụ đường sắt tốc độ cao, Ngân sách Nhà nước cần bố trí khoảng 2.000 tỷ đồng (tương đương 80 triệu USD) để ngành học này trở nên hấp dẫn hơn.

Đây là khoản tiền để chi cho các việc như: đào tạo cán bộ giảng dạy, đặc biệt là chuyên ngành chuyên sâu đường sắt tốc độ cao (dự kiến 100 thạc sĩ và 10 tiến sĩ ở nước ngoài); cung cấp 4.000 suất học bổng để thu hút người giỏi; trang bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị mô phỏng thực hành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.