Cẩn trọng những cơn 'sốt ảo' đấu giá đất
Theo các chuyên gia, mức giá lên tới 262 triệu đồng/m2 như ở Phú Lương, Hà Đông hay hơn 100 triệu đồng/m2 ở một số địa phương vùng ven Hà Nội, tại các vị trí có cơ sở hạ tầng, tiện ích không nổi bật, là bất thường, vượt qua giá trị thực tế và cho thấy mục đích không lành mạnh của một số nhà đầu tư.
Các cá nhân lợi dụng việc đặt cọc đấu giá nhằm mục ích thổi giá các khu đất xung quanh. Hệ lụy của các tình trạng này là giá bất động sản vốn đã cao nay lại càng tăng, khiến giấc mơ về nhà ở ngày càng xa vời với người dân, đặc biệt là người trẻ.
Mức giá đấu tăng cao, vượt xa giá trị thật không chỉ gây khó khăn cho công tác thẩm định giá tài sản phục vụ các đợt đấu giá tiếp theo tại địa phương đấu giá mà còn tại nhiều nơi trên cả nước. Vì vậy, để hoạt động đấu giá diễn ra minh bạch, Nhà nước cần sớm có thêm cơ chế kiểm soát hoạt động đầu cơ. Đồng thời, cơ quan chức năng cần phải thay đổi tư duy về nhà ở của người dân, để nhà ở là chỗ ở, giải quyết nhu cầu sinh sống của người dân chứ không phải là một tài sản tích lũy.


Bộ Tài chính vừa có Thông tư về quản lý thuế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.
Khoảng trống về pháp lý liên quan đến các vấn đề về quản lý, sử dụng và sở hữu là những nguyên nhân của tình trạng tranh chấp, khiếu kiện tại các khu chung cư.
Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.
Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.
0